Skip to main content
china-deflation-western-growth

Giảm phát ở Trung Quốc sâu hơn trong khi phương Tây thở phào nhẹ nhõm

thứ 5, 12/14/2023 - 14:35

Nhiều người đã dự đoán rằng Trung Quốc sẽ thống lĩnh thế kỷ tiếp theo, và câu chuyện về một ngôi sao đang lên ở phương Đông ngày càng trở nên thuyết phục hơn kể từ đầu thiên niên kỷ này. Điều này không phải là không có cơ sở. Kể từ năm 1978, Trung Quốc đã đạt mức tăng trưởng GDP trung bình hằng năm là 9% và giúp 800 triệu người thoát nghèo. Tuy nhiên, có thể thấy rằng đại dịch và đặc biệt là chính sách zero-COVID của ĐCS Trung Quốc đã tạo ra các rào cản. Năm 2020, tăng trưởng GDP của Trung Quốc giảm xuống chỉ còn 2% do thương mại quốc tế suy kiệt trong bối cảnh đóng cửa toàn cầu. Nhưng sau đó, chỉ số này tăng vọt lên trên 8% khi các nền kinh tế phương Tây mở cửa trở lại trước khi giảm trở lại mốc 2% do các biện pháp phong tỏa toàn thành phố đầy hà khắc của đảng trong suốt năm 2022.

Giờ đây, sau thời kỳ lạm phát toàn cầu căng thẳng, một điều vừa kỳ lạ vừa đáng lo ngại đang xảy ra ở Trung Quốc: giá cả thực sự đang giảm. Đúng vậy. Sau việc báo cáo chỉ số giá tiêu dùng tháng 11 cho thấy mức giảm 0,5% so với cùng kỳ năm trước, Trung Quốc chính thức rơi vào tình trạng giảm phát. Nhìn bề ngoài thì đây có vẻ là một điều tốt, nhưng giảm phát nếu không được kiểm soát thực sự là loại áp lực giá tồi tệ nhất vì nó khiến mọi người trì hoãn tiêu dùng hòng chờ giá giảm sâu hơn. Vậy điều này có thể tác động như thế nào đến giá của các tài sản ở cả Trung Quốc và trên toàn thế giới?

Chuỗi ngày dài đang tới…

Những tai ương kinh tế của Trung Quốc không phải tự nhiên mà có và cũng không hẳn là không thể đoán trước. Ngoài những tác động của chính sách zero-COVID, một phần còn do thị trường bất động sản xuống dốc dài hạn, tỷ lệ thất nghiệp ở giới trẻ và cuộc đàn áp của chính phủ trên lĩnh vực công nghệ. Những yếu tố này sau đó càng trở nên trầm trọng hơn do các dòng vốn nước ngoài thất thoát nhiều hơn sau đại dịch và mối quan hệ căng thẳng với Mỹ về vấn đề Đài Loan. Đối với cổ phiếu công nghệ Trung Quốc, hậu quả được xem như một thảm họa. Chẳng hạn, Tencent và Baidu đều mất gần 50% giá trị kể từ cuối năm 2021. Trong khi đó, cái tên quen thuộc toàn cầu Alibaba đã giảm khoảng 65% giá trị trong cùng kỳ. Và với việc giá hiện đang giảm mạnh trong các lĩnh vực quan trọng, việc người tiêu dùng tránh mua sắm cũng là điều dễ hiểu và điều này sẽ chỉ làm tổn hại thêm đến các ứng dụng tập trung vào người tiêu dùng này.

Ngay cả giá các nguồn nhiên liệu quốc tế như dầu khí cũng giảm đáng kể so với cùng kỳ năm trước, tuy nhiên ngành công nghiệp Trung Quốc vẫn chưa thể tận dụng tối đa lợi thế do nhu cầu trong nước và quốc tế yếu hơn trước. Áp lực đang gia tăng buộc Bắc Kinh phải có hành động quyết đoán. Do đó, mọi con mắt sẽ đổ dồn vào cuộc họp của Bộ Chính trị và Hội nghị Công tác Kinh tế Trung ương (CEWC) sắp tới trong tháng này để xác nhận cam kết của Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) Phan Công Thắng về chính sách tiền tệ có tính “thích ứng” hơn nhằm thúc đẩy nhu cầu trong nước và ngăn chặn giảm phát. Nếu có sự ủng hộ của ĐCS TQ như dự kiến, thì trong năm 2024, chúng ta có thể mong đợi sự tăng trưởng trở lại của các cổ phiếu Trung Quốc có giá đã ở mức thấp trong nhiều năm này.

Kẻ mất và người được

Ai cũng biết rằng phương Tây đang gặp khó khăn về mặt kinh tế trong thời gian gần đây, nhưng lần này, đó gần như là một hình ảnh phản chiếu của Trung Quốc. Lạm phát đã vượt khỏi tầm kiểm soát và vẫn cao hơn đáng kể so với mục tiêu ở cả Mỹ và EU, trong khi tình trạng thiếu nhiên liệu liên quan đến bất ổn địa chính trị ở Đông Âu đang gây thiệt hại cho cả ngành công nghiệp và người tiêu dùng thông thường. Kết quả là chỉ số EURO STOXX 50 khá trì trệ, chỉ tăng 5% trong hai năm qua. Mãi đến cách đây vài tuần, chỉ số này thực sự đã phục hồi và đạt được mức tăng 10% trong vòng hơn một tháng. Diễn biến này gần như xảy ra tương tự đối với S&P 500.

Người ta tin rằng sự gia tăng đột ngột này có thể là do Trung Quốc đã thành công trong việc “xuất khẩu” áp lực giảm giá sang phương Tây. Thật vậy, Trung Quốc chiếm 20% tổng lượng hàng nhập khẩu của châu Âu với hoạt động thương mại trị giá 2,5 tỷ USD mỗi ngày. Thierry Wizman từ Macquarie, người có quan điểm sau đó được nhắc lại bởi nhà phân tích Albert Edwards của Societe Generale, đã viết: "Trung Quốc chưa chứng tỏ dược khả năng phục hồi và nếu tình hình này càng kéo dài thì kỳ vọng lạm phát ở phương Tây càng giảm. Điều này là do mối lo ngại ngày càng tăng rằng Trung Quốc có thể làn lây lan rộng tình trạng giảm phát ra toàn cầu thông qua thương mại quốc tế."

Nếu xu hướng này tiếp diễn thì có khả năng tỷ lệ lạm phát ở Mỹ và EU sẽ ổn định một cách tự nhiên, qua đó thúc đẩy các ngân hàng trung ương điều chỉnh chính sách tiền tệ của họ trở lại mức bình thường và thậm chí có thể triển khai cách tiếp cận mềm dẻo hơn vào năm 2024. Đương nhiên, diễn biến như vậy sẽ là dấu hiệu rất tích cực đối với thị trường chứng khoán ở các nước phương Tây. 

Giao dịch cổ phiếu CFD toàn cầu với Libertex

Libertex cung cấp CFD trên nhiều loại tài sản cơ sở khác nhau, từ hàng hóa, ngoại hối và tiền mã hóa đến ETF, chỉ số và tất nhiên là cổ phiếu. Ngoài các chỉ số chính của phương Tây như S&P 500, EURO STOXX 50Nasdaq, Libertex còn cung cấp cả các chỉ số quan trọng liên quan đến Trung Quốc như A50Hang Seng, cũng như các cổ phiếu riêng lẻ như Tencent Holdings, BaiduAlibaba. Để biết thêm thông tin hoặc tạo tài khoản giao dịch thực, vui lòng truy cập www.libertex.org/signup

Trải nghiệm sự phấn khích khi giao dịch!

Đăng ký tài khoản thử nghiệm với Libertex và tìm hiểu cách giao dịch