Skip to main content
btc-booms

Bitcoin bùng nổ, nhưng liệu mọi thứ có thật sự đang như chúng ta thấy?

thứ 2, 12/18/2023 - 13:16

Khi kỳ nghỉ lễ đến gần, bất chấp thời tiết có tuyết rơi và lạnh giá, giai đoạn đầy thử thách của cuộc suy thoái thị trường tiền mã hóa năm 2021-2022 dường như đã là một ký ức xa vời. Kể từ đầu năm 2023, Bitcoin đã liên tục tăng giá, trái ngược hoàn toàn với mức giảm gần 85% trong 12 tháng trước đó. Bitcoin đã trải qua một sự phục hồi đáng kể, tăng hơn 160% từ mức thấp nhất là 16.439 USD vào ngày 19/12/2022 lên mức giá hiện tại là 43.326 USD vào thời điểm viết bài (7/12/2023).

Tuy nhiên, mặc dù đây chắc chắn là mức tăng ấn tượng đối với bất kỳ công cụ nào, giá của đồng tiền mã hóa ban đầu vẫn thấp hơn nhiều so với mức đóng cửa cao nhất trong lịch sử của nó là 64.400 USD được ghi nhận vào tháng 11/2021. Dựa trên các mô hình lịch sử, có thể thấy rằng động lực tăng giá hiện tại vẫn còn đáng kể.

Nhưng với một số hoạt động phối hợp đáng ngờ gần đây được quan sát trên blockchain và sự quan tâm ngày càng tăng từ cả các nhà đầu tư tổ chức và nhỏ lẻ, nhiều người hiện đang đặt câu hỏi về việc đợt tăng giá này có thể đi bao xa và kéo dài bao lâu. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về các yếu tố chính thúc đẩy sự gia tăng giá gần đây của Bitcoin, khi các nhà giao dịch và nhà đầu tư đánh giá và điều chỉnh danh mục đầu tư của họ để chuẩn bị cho năm mới sắp tới.

Thời điểm chín muồi

Một trong những diễn biến quan trọng nhất và được háo hức chờ đợi trên thị trường tiền mã hóa trong năm nay là việc các công ty đầu tư khác nhau nộp đơn đăng ký vận hành Quỹ ETF Bitcoin giao ngay. Câu chuyện đã và đang kéo dài vài tháng qua này có sự tham gia của những ông lớn trong ngành như BlackRock, Fidelity và Ark Invest. Tuy nhiên, khi thời gian trì hoãn tối đa của SEC sắp kết thúc, dự kiến sẽ sớm có quyết định cuối cùng về các đơn đăng ký này. Kỳ vọng lớn nhất là cơ quan quản lý Hoa Kỳ sẽ phê duyệt một số đơn xin như vậy cùng một lúc để đảm bảo không có công ty nào có lợi thế không công bằng. Mặc dù một số nhà phân tích, như Matt Schulz từ CleanSpark, tin rằng thị trường đã tính đến tác động của việc phê duyệt ETF giao ngay đối với giá hiện tại của Bitcoin, nhưng quan điểm này không được chấp nhận rộng rãi trong toàn ngành.

Thật vậy, bất chấp dòng vốn đầu tư ròng hiện tại từ các tổ chức, việc ra mắt các quỹ ETF Bitcoin giao ngay sẽ buộc các công ty đầu tư phải mua số lượng lớn Bitcoin để hỗ trợ các sản phẩm này. Tuy nhiên, dù điều gì xảy ra, thực tế là BTC giao ngay sẽ loại bỏ thêm một rào cản khác giữa các các nhà đầu tư truyền thống hơn với tiền mã hóa, điều này chỉ có thể dẫn đến việc sẽ có thêm nhiều người mua hơn theo thời gian. Nguồn cung hạn chế và bản chất không lạm phát của Bitcoin cho thấy giá của nó sẽ tăng khi nhu cầu tăng và số coin sẵn có trở nên khan hiếm hơn, một hiệu ứng chỉ có thể sẽ ngày một mạnh hơn khi độ khó khai thác ngày càng tăng. 

Cẩn thận với cá voi

Như mọi khi với Bitcoin, cá voi (những người nắm giữ hơn 1.000 BTC) luôn có sức mạnh đáng kể trong việc tác động đến thị trường. Bất chấp việc thị trường tiền mã hóa, đặc biệt là Bitcoin, trở nên ổn định hơn với việc chấp nhận rộng rãi của các nhà đầu tư tổ chức và nhỏ lẻ, thị trường này vẫn tiềm ẩn nguy cơ biến động giá đáng kể.

Material Indicators, một nguồn tài nguyên giao dịch, đã phân tích các dấu hiệu thanh khoản của sổ lệnh và nghi ngờ rằng xu hướng tích cực hiện tại của giá Bitcoin có thể là một động thái chiến lược của các cá voi, nhằm tăng giá một cách giả tạo nhằm bán theo xu hướng tăng, qua đó hưởng lợi từ mức trượt giá thấp hơn. Logic đằng sau điều này là càng có nhiều thanh khoản trong và xung quanh vùng bán dự định, thì các cá voi sẽ càng có được giá trung bình tốt hơn trong một đợt bán tháo lớn. Material Indicators hiện ghi nhận mức tích lũy bất thường là 50 triệu USD ở mức 38.500 USD và thanh khoản giá bán cao hơn gần 41.500 USD, cho thấy đây có thể không phải là những chuyển động "tự nhiên" của thị trường.

Nhưng điều này không có nghĩa là chúng ta có thể mong đợi một sự sụp đổ mạnh ngay lập tức sau khi những con cá voi kiếm được một số lợi nhuận. Sau cùng, họ vẫn là những nhà đầu tư lớn và một thị trường gấu cũng không hề có lợi cho họ. Việc tăng thanh khoản xung quanh các mức giá quan trọng nhằm mục đích giảm thiểu tác động của việc bán ra số lượng lớn, song các nhà giao dịch nên chuẩn bị cho những cú sụt giá tiềm ẩn vì giá có thể mất thời gian để ổn định. Do nhiều cá voi cũng là thợ đào, nên có thể dự đoán sự kiện halving năm 2024 sẽ làm tăng độ khó khai thác, giảm phần thưởng trên mỗi khối và có khả năng giá sẽ tăng do sự khan hiếm tăng lên.

Chữ "B"

Bất cứ ai quen thuộc với thị trường tiền mã hóa đều biết rằng trong những thời kỳ Bitcoin tăng giá đáng kể, luôn có nguy cơ xảy ra những đợt suy thoái đột ngột, nghiêm trọng. Thật vậy, khái niệm bong bóng luôn gắn liền với Bitcoin, cả trước và đặc biệt là kể từ khi nó được công chúng biết đến rộng rãi vào năm 2017. Bong bóng Bitcoin đáng chú ý đầu tiên xảy ra vào năm 2011, sau một bài báo của Gawker nhấn mạnh việc sử dụng nó như một loại tiền kỹ thuật số không thể truy vết để mua hàng hóa bất hợp pháp trực tuyến. Tuy nhiên, đây là thời điểm Bitcoin vẫn còn là một công cụ tài chính ít người biết đến.

Sau đó, trong đợt bong bóng lớn đầu tiên, Bitcoin đã khiến mọi người kinh ngạc khi tăng vọt từ dưới 1.000 USD vào tháng 1/2017 lên mức giá cao chưa từng thấy là 20.000 USD vào tháng 12 cùng năm. Không cần phải nhắc lại, sự sụt giảm sau đó rất nghiêm trọng, với việc Bitcoin mất toàn bộ 80% giá trị sau hai năm giảm giá liên tục. Đợt tăng giá năm 2020–2021 cũng có tốc độ đi lên nhanh chóng tương tự nhưng có mô hình đỉnh và đáy kép, với kết cục là Bitcoin mất khoảng 75% giá trị so với mức đỉnh vào tháng 11/2021.

Tuy nhiên, thị trường giá xuống đã diễn ra ngắn hơn nhiều (chỉ sáu tháng) và Bitcoin đã phục hồi hơn một nửa giá. Với việc chấp nhận rộng rãi, bao gồm từ cả các nhà đầu tư tổ chức, sự biến động giá của Bitcoin và nỗi lo về việc giá “về 0” đã trở nên trong tầm kiểm soát hơn, và điều này có khả năng góp phần ngăn chặn các đợt sụt giá nghiêm trọng và tâm lý giảm giá kéo dài trong tương lai.

Giao dịch CFD tiền mã hóa

Libertex là nhà môi giới CFD và cổ phiếu thực với nhiều năm kinh nghiệm kết nối các nhà giao dịch và nhà đầu tư nhỏ lẻ với thị trường tài chính. Ngoài lịch sử hoạt động lâu dài về CFD ngoại hối và chứng khoán, Libertex còn là nhà môi giới có tư duy cấp tiến, tập trung mạnh vào CFD tiền mã hóa. 

CFD ("Hợp đồng chênh lệch") là một công cụ tài chính dựa trên tài sản cơ bản. CFD cho phép các nhà giao dịch có thể kiếm lợi nhuận từ biến động giá mà không cần sở hữu tài sản cơ bản thực tế. Các nhà giao dịch tư nhân có thể kiếm lợi nhuận từ CFD ở cả thị trường tăng và giảm, tận dụng biến động giá theo một trong hai hướng. Tuy nhiên, hình thức đầu tư này luôn tiềm ẩn nguy cơ thua lỗ nếu thị trường diễn biến khác với dự báo. Để giảm thiểu rủi ro, bạn phải xây dựng cho mình kiến thức tài chính và quan sát thị trường. Bạn cũng có thể thực hành giao dịch CFD với Libertex bằng tài khoản thử nghiệm (demo) trước để tích lũy kinh nghiệm ban đầu.

Libertex cung cấp hơn 50 CFD tiền mã hóa khác nhau. Ngoài CFD trên BTC, Libertex còn cung cấp CFD trên các biến thể Bitcoin khác nhau như Bitcoin CashBitcoin Gold.

Trải nghiệm sự phấn khích khi giao dịch!

Đăng ký tài khoản thử nghiệm với Libertex và tìm hiểu cách giao dịch