Skip to main content
oil-gas-rise-winter

Giá dầu và khí đốt lại là đề tài nóng hổi khi tuyết rơi dày ở châu Âu

thứ 5, 12/07/2023 - 14:22

Bất kỳ ai có ô tô hoặc hệ thống sưởi trung tâm bằng gas chắc chắn sẽ không thể quên các đợt tăng giá khủng khiếp của các nhiên liệu chủ chốt này vào năm 2022, cũng như việc gia tăng lạm phát đối với tất cả các hàng hóa khác khi đó. Mùa hè năm ngoái, giá dầu Brent đã ngất ngưởng ở mức 122,70 USD/thùng. Trong khi đó, giá khí đốt tự nhiên theo mùa cũng tăng vọt, với việc biểu đồ giá hợp đồng tương lai khí đốt tự nhiên TTF của Dutch (Dutch TTF Natural Gas Futures) tăng gần gấp 10 lần so với mức giá tháng 11/tháng 12 năm 2020 lên mức giá khủng 290,05 EUR/MWh vào cuối tháng 8 năm ngoái.

Tuy nhiên, sau đỉnh giá đó, cả hai nguồn năng lượng này đều có xu hướng giảm mạnh và xu hướng này vẫn ảnh hưởng rõ rệt đến khí đốt tự nhiên. Quỹ đạo của giá dầu hơi khác một chút nhưng vẫn chung một đích đến. Giá dầu thô Brent giảm mạnh hơn và chạm mức đáy vào tháng 3/2023 và chủ yếu vẫn duy trì mức này kể từ đó. 

Điều mà các nhà đầu tư rất muốn biết, đặc biệt là khi mùa sưởi ấm ở châu Âu đã đột ngột gõ cửa trong tuần này, đó là: Xu hướng giá của những loại nhiên liệu này sẽ ra sao trong thời gian còn lại của mùa đông? Liệu việc cắt giảm sản lượng của OPEC có mang lại kết quả mong muốn là giá sẽ tăng cao hơn không? Và liệu mùa đông lạnh giá phía trước có đủ để đẩy chi phí về kho của khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) tăng cao ngay cả khi châu Âu và Mỹ đã có cả năm để lên kế hoạch cho tình huống này? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời cho tất cả những câu hỏi này và nhiều thắc mắc khác nữa trong bài viết hôm nay.

Khí đốt đang "nóng dần" lên

Như chúng ta đã nói sơ qua, giá khí đốt tự nhiên gần như rơi tự do kể từ đợt tăng trưởng mạnh mẽ vào mùa hè năm 2022. Hiện tại, giá nguồn năng lượng quan trọng này đang ở mức thấp hơn trong phạm vi giá trung bình lịch sử của nó, với việc giá khí đốt TTF Hà Lan đang là 39,60 EUR/MWh và của Henry Hub là 2,72 USD/MMBtu (tính đến ngày 6/12), giảm trung bình gần 80% so với các đỉnh giá của năm ngoái. 

Tuy nhiên, điều này không phải vô cớ mà xảy ra. Châu Âu đã học được bài học từ mùa đông năm ngoái và đã tăng dần lượng dự trữ lên mức tối đa. Kết quả là lượng khí tồn kho hiện đang ở mức cao kỷ lục, trong khi nhu cầu khí đốt của châu Âu đã giảm xuống 15–20% so với mức trước đại dịch do nhu cầu công nghiệp giảm. Do đó, sẽ hợp lý khi chúng ta dự đoán rằng nhu cầu sưởi ấm cao điểm vào mùa đông năm nay sẽ được kiểm soát hiệu quả, đúng không nào?

Mọi thứ có lẽ không hoàn toàn đơn giản như vậy. Mặc dù tình hình an ninh năng lượng đang ổn hơn nhiều so với 12 tháng trước, nhưng chúng ta nên tránh lạc quan quá mức. Khí đốt sẽ vẫn khan hiếm ở châu Âu ít nhất cho đến quý 1 năm 2025, với dòng cung đáng kể tiếp theo dự kiến sẽ có mặt trên thị trường vào năm 2025–2026. Nếu mùa đông năm nay khắc nghiệt như một số dự báo, chúng ta có thể đối mặt với các nguy cơ bất ngờ, đặc biệt nếu có sự gián đoạn về nguồn cung hay nhu cầu công nghiệp gia tăng ở châu Á và nhiều khu vực khác. Suy cho cùng, lạm phát dường như đang ở mức ổn định và tiếp đó, PMI có thể sẽ quay trở lại vùng tăng trưởng, ngay cả ở châu Âu.

Nếu điều này xảy ra, khả năng giá xăng tăng sẽ đi lên theo cấp số nhân, trong bối cảnh Henry Hub thậm chí còn có nhiều khả năng tăng giá hơn nhờ sức mạnh tương đối của nền kinh tế và thị trường lao động Hoa Kỳ cũng như việc FED đã rời bỏ chính sách diều hâu và lạm phát gần như ổn định.

Dầu vẫn là đối thủ bất chấp các nỗ lực tăng trưởng xanh

Dầu thô, một mặt hàng năng lượng quan trọng khác, đã giảm giá từ mức cao chóng mặt xuống các mức dễ thở hơn trong năm qua. Và bất chấp các vấn đề về phía nguồn cung liên quan đến sự bất ổn địa chính trị trong khu vực — lần này là ở cả châu Âu và Trung Đông — dầu Brent bằng cách nào đó đã tránh được việc quay trở lại đỉnh giá hơn 120 USD/thùng. Trên thực tế, có nhiều áp lực giảm giá tác động lên dầu, nhưng có vẻ như chúng chẳng có tác dụng mấy.

Đầu tiên, chúng ta nhận thấy xu thế toàn cầu mạnh mẽ hướng tới các nguồn năng lượng xanh hơn, trong đó các phương tiện chạy bằng điện đang là lĩnh vực đi đầu. Tiếp đó là sự ảnh hưởng vô cùng mạnh mẽ của OPEC và các nước sản xuất dầu đồng minh. Liên minh này, dẫn đầu là Nga và Ả Rập Xê-Út, đã đạt được sự đồng thuận để duy trì việc cắt giảm sản lượng.

Vào ngày 5/11, Ả Rập Xê-Út và Nga đã đồng ý gia hạn mức cắt giảm sản lượng dầu tự nguyện lần lượt là 1 triệu thùng mỗi ngày và 300.000 thùng mỗi ngày cho đến cuối năm nay. Trên thực tế, theo Reuters, hai ông lớn của OPEC này dự kiến sẽ nhóm họp vào cuối tháng này để quyết định về các động thái tiếp theo trong việc cắt giảm sản lượng hằng ngày của mình. Hiệu ứng dây chuyền của hiện tượng này, cùng với nhu cầu ngày càng tăng từ ngành công nghiệp đang hồi sinh mạnh của Trung Quốc, dự kiến sẽ đẩy giá tăng trong quý cuối cùng của năm 2023.

Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ dự đoán rằng giá dầu Brent sẽ đạt 93 USD vào cuối năm 2023, trong khi giá dầu ngọt nhẹ (Light Sweet) và WTI sẽ bám sát. Nếu giá dầu đạt mức này vào cuối năm, xác suất nó tiếp tục tăng trong năm 2024 sẽ chỉ càng cao hơn. 

Giao dịch CFD năng lượng và nhiều tài sản khác với Libertex

Libertex là nhà môi giới cung cấp CFD trên nhiều loại tài sản khác nhau, từ cổ phiếu, chỉ số và quỹ ETF đến kim loại, tài nguyên năng lượng, hàng hóa nông nghiệp, và tất nhiên là cả các mặt hàng năng lượng như khí đốt tự nhiên và dầu thô. Libertex cung cấp cả vị thế mua và bán đối với các tài sản cơ sở dầu khí lớn như WTI, Light Sweet, BrentHenry Hub Natural Gas.

Trải nghiệm sự phấn khích khi giao dịch!

Đăng ký tài khoản thử nghiệm với Libertex và tìm hiểu cách giao dịch