Vài năm vừa qua là thời điểm khó khăn đối với phần lớn các khu vực thế giới, nhưng trong bối cảnh mất an ninh địa chính trị nghiêm trọng và chi phí nhiên liệu cao ngất ngưởng, châu Âu chắc chắn là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Và giờ đây, sau một khởi đầu không hề tốt đẹp của năm 2023, nền kinh tế châu Âu đang bắt đầu cho thấy những dấu hiệu đáng lo ngại về sự suy giảm sản xuất so với Mỹ. Do đó, đồng euro và bảng Anh nằm ở vị thế bấp bênh hơn so với đồng đô la Mỹ, trong bối cảnh nền kinh tế Hoa Kỳ dường như đang phát triển tốt hơn nhiều với thị trường việc làm mạnh mẽ và chỉ số PMI sản xuất và dịch vụ đang rất khả quan. Mặc dù mùa hè đã khiến Lục địa già vốn thiếu thốn nhiên liệu tạm vơi bớt khó khăn, nhưng mùa đông rồi sẽ lại sớm đến, và khi đó tình trạng mất an ninh nhiên liệu chắc chắn sẽ một lần nữa trỗi dậy, khiến nền kinh tế châu Âu gặp khó khăn trở lại.
Diễn biến ở Mỹ
Trái ngược hoàn toàn với châu Âu, Mỹ vẫn đang dần cải thiện trong vòng 12-18 tháng qua khi các chính sách của Fed cùng với sự tăng trưởng của thương mại năng lượng toàn cầu đã giúp nền kinh tế lớn nhất thế giới thoát khỏi cảnh cùng quẫn của năm 2022 và dần giảm lạm phát đến mức quản lý được, đồng thời gia tăng ngày càng nhiều số lượng các việc làm mới ngoài ngành nông nghiệp. Giờ thì, hy vọng là sự phục hồi tuy chậm nhưng chắc này có thể tiếp diễn và lạm phát được đẩy xuống mức mục tiêu.
Như các nhà phân tích tại HSBC đã nói, dữ liệu của Mỹ chủ yếu hỗ trợ kịch bản “Goldilocks” này, điều đó có nghĩa là tình trạng giảm giá của USD có thể kéo dài, đặc biệt là nếu chúng ta thấy ít có sự thất vọng hơn về dữ liệu từ bên ngoài nước Mỹ. Dù có vẻ phi lý, nhưng đồng đô la suy yếu lại thực sự là điều mà nền kinh tế Mỹ cần ở thời điểm hiện tại. Trong khoảng thời gian mà cặp EUR/USD ngang giá vào Quý 3 năm 2022, các sản phẩm nhập khẩu của Mỹ đã trở nên quá đắt đỏ đối với EU. Tuy nhiên, tại các mức tỷ giá hợp lý hơn tức là từ 1,10 trở lên, khí đốt và các sản phẩm xuất khẩu khác của Mỹ lại trở nên hấp dẫn hơn nhiều. Tuy nhiên, sau khi FED tăng lãi suất thêm 0,25% gần đây, khả năng tỷ giá tăng lên mốc 1,15 càng trở nên xa vời hơn. Sau quyết định của cơ quan quản lý tiền tệ Mỹ, đồng bạc xanh đã mạnh lên so với hầu hết các đồng tiền tệ chính trên thế giới.
Nhưng còn đồng euro thì sao?
Châu Âu vẫn còn nhiều vấn đề hiển hiện. Ngoài sự bất ổn địa chính trị và cuộc khủng hoảng năng lượng dai dẳng, sản xuất và tăng trưởng việc làm cũng đang trong xu thế giảm âm dài hạn. Và trong khi đồng đô la đang tăng trưởng, thì đồng euro dường như đang chuyển hướng sang một quỹ đạo giảm tương ứng. Cách đây không lâu — vào tháng 11/2022 — tỷ giá EUR/USD đã ở mức cân bằng. Hiện tại, khả năng mà chúng ta có thể quay lại xu hướng này đang ngày càng tăng lên, điều mà cả EU hay Mỹ đều không muốn trong thời điểm khi Lục địa già có thể sẽ cần phải nhập khẩu khí tự nhiên của Mỹ.
Sau khi đạt được mức cao cục bộ là 1,12 vào giữa tháng 7, tỷ giá EUR/USD hiện đã giảm xuống còn 1,10. Thật không may, Ngân hàng Trung ương châu Âu vẫn đang trong tình huống "làm cũng bị nói, mà không làm cũng bị phê" trong đó cơ quan này thực sự cần phải cắt giảm lãi suất để kích thích nền kinh tế. Nhưng nếu làm điều này thì không thể tránh được việc khiến đồng tiền chung Châu âu bị suy yếu. Vì lí do này, nhiều nhà phân tích dự báo rằng đồng euro sẽ tiếp tục suy yếu trong thời gian tới. Thật vậy, trong một thông báo gần đây, Ngân hàng Danske dự báo rằng sức mạnh tương đối của nền kinh tế Mỹ sẽ gây áp lực lên tỷ giá EUR/USD trong những tháng tới và dự báo rằng tỷ giá này sẽ dao động từ 1,06/1,03 trong vòng 6-12 tháng tới. Hơn nữa, điều này không chỉ là một xu hướng chung mà còn là một vấn đề trọng điểm tại châu Âu. Trong khi đồng euro đã mất 1,8% giá trị so với đồng đô la trong cùng thời gian, đồng bảng Anh đã tăng giá 2,5%.
Nhật Bản đi ngược xu hướng
Như chúng ta đã đề cập trước đó, đô la Mỹ đã có thể tăng giá so với nhiều loại tiền tệ chính trên thế giới sau khi FED công bố việc tăng lãi suất rất được mong đợi, nhưng một ngoại lệ đáng chú ý với xu hướng này là đồng yên Nhật Bản. Tất cả đều phụ thuộc vào các bình luận sau cuộc họp của Ngân hàng Nhật Bản (BoJ) trong đó cơ quan này tuyên bố sẽ áp dụng "tính linh hoạt cao hơn" đối với lãi suất trái phiếu chính phủ 10 năm của mình.
Điều này ngay lập tức khiến lãi suất trái phiếu 10 năm tăng 0,575% lần đầu tiên kể từ năm 2014 và cặp USD/JPY giảm nhẹ xuống mức 139,54. Đối với phần lớn người phương Tây, điều này có vẻ không quá đáng chú ý, nhưng trong bối cảnh lãi suất âm, đây không phải chuyện nhỏ. Do BoJ tiếp tục nhắm mục tiêu lạm phát 2%, chúng ta có thể mong đợi rằng đồng yên sẽ tiếp tục ổn định. Có những lo ngại rằng lãi suất siêu thấp của Nhật Bản khiến đồng yên dễ bị bán ra, nhưng điều này không mới và — như chúng ta đã thấy tuần này — nó không cản được việc đồng yên cải thiện vị thế so với các đối thủ chính của mình. Đừng quên rằng đồng yên cũng là tài sản an toàn được yêu thích và trong thời điểm bất ổn toàn cầu hiện tại, điều này chắc chắn sẽ thúc đẩy sự quan tâm vào đồng tiền tệ châu Á này.
Giao dịch CFD ngoại hối với Libertex
Libertex là nhà môi giới CFD từng đoạt nhiều giải thưởng, cung cấp dịch vụ giao dịch và đầu tư vào nhiều loại tài sản, từ cổ phiếu, hàng hóa và tiền mã hóa đến chỉ số, quyền chọn và ngoại hối. Libertex cung cấp cả vị thế mua và bán trên nhiều loại CFD đa dạng. Với Libertex, bạn có thể giao dịch CFD trên cặp EUR/USD, EUR/GBP, GBP/USD và USD/JPY, vì vậy chắc chắn bạn sẽ luôn tìm được cặp tiền tệ phù hợp với mình. Để biết thêm thông tin hoặc để tạo một tài khoản cá nhân, hãy truy cập www.libertex.org ngay hôm nay!