Skip to main content
stocks on the rise

Giá chứng khoán có khả năng sẽ khép lại năm 2023 ở mức cao trong bối cảnh bất ổn toàn cầu

Thứ tư, 11/22/2023 - 14:14

Bước vào tháng cuối cùng của năm 2023, cần lưu ý rằng đây là một năm có nhiều cải thiện đối với chứng khoán Mỹ sau hai năm nhuốm sắc đỏ với các mức thấp chưa từng thấy từ giai đoạn 2021–2022. Bất chấp sự bất ổn lớn về địa chính trị trên khắp châu Âu, Trung Đông và châu Á, thực trạng lạm phát vượt mục tiêu và thiếu hụt năng lượng, thì cổ phiếu không hiểu sao đã tránh được sự sụt giảm thường thấy liên quan đến tình trạng bất ổn toàn cầu. Kể từ tháng 1, ba chỉ số hàng đầu của thị trường chứng khoán Hoa Kỳ – Nasdaq 100, S&P 500 và Dow Jones Industrial Average – đã tăng lần lượt 47,54%, 18,9% và 6,08% tính đến thời điểm viết bài (22/11/2023). Chưa hết, một số cổ phiếu riêng lẻ như Microsoft, Tesla và Nvidia đã tăng giá lần lượt tới 57,5%, 118% và 252,2%.

Và mặc dù những con số này tất nhiên là hữu ích khi đánh giá tình hình, nhưng đà tăng mới là điều mà các nhà đầu tư quan tâm nhất. Vâng, tin tốt là phần lớn những mức tăng này đã diễn ra trong 3–4 tháng qua và rất ít dấu hiệu cho thấy tăng trưởng sẽ chững lại trong thời gian tới. Như thường lệ, các yếu tố chính vẫn là chính sách tiền tệ của Hoa Kỳ, thị trường lao động và niềm tin của người tiêu dùng – tất cả đều có vẻ khá thuận lợi cho sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán hiện tại. Sắp đến cuối năm, chúng ta sẽ xem xét những nguyên tắc cơ bản quan trọng này có khả năng diễn biến như thế nào trong những tháng tới và tác động dự kiến đối với chứng khoán Hoa Kỳ.

FED đã đúng

Ai cũng đều biết chính sách tiền tệ có tác động ra sao đối với chứng khoán và cơ quan quản lý của Hoa Kỳ chắc chắn là cơ quan có ảnh hưởng lớn nhất trong số tất cả các ngân hàng trung ương. Trong bối cảnh lạm phát tăng vọt vào năm 2021–2022, Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ đã hành động dứt khoát để tăng lãi suất trong khi các cơ quan đồng cấp ở châu Âu và phần còn lại của thế giới tỏ ra do dự – mặc dù giai đoạn siêu lạm phát “chuyển tiếp” đã diễn ra gần một năm họ mới nhận ra vấn đề. Bất chấp những khó khăn ban đầu, chiến lược của FED đã được chứng minh là đúng đắn khi áp lực giá ở Mỹ hiện đang ở mức 'lành mạnh' hơn nhiều – 3,24%, trong khi phần lớn khu vực đồng euro vẫn ở mức trên 5% và một số quốc gia EU tiếp tục phải đương đầu với lạm phát ở mức hai con số. Đã có nhiều suy đoán về việc liệu cơ quan quản lý Hoa Kỳ có hoàn thành mục tiêu trong chu kỳ tăng lãi suất hiện tại hay không, trong đó Thống đốc FED Lisa Cook tuyên bố rằng mức lãi suất 5,25–5,50% hiện tại của ngân hàng trung ương là đủ để đưa lạm phát trở lại mức mục tiêu 2%. Các nhà phân tích của CitiBank cho biết trong một báo cáo đầu tuần này rằng họ tin là “các quan chức FED rất có thể đã đạt mục tiêu về tăng lãi suất trong chu kỳ này”, trong khi trên thực tế Công cụ FedWatch của CME Group đánh giá khả năng cắt giảm lãi suất sau quý 1 là khoảng 57%. Không cần phải nói, hiệu suất mạnh mẽ của chứng khoán trong ba tháng qua ít nhất một phần là do lạm phát giảm nhanh và dự đoán rằng chính sách diều hâu của FED sẽ chấm dứt. Nếu điều này được xác nhận, thì nó chỉ có thể là tin tốt cho cổ phiếu vào năm 2024.

Những con số may mắn

Không có gì đáng ngạc nhiên khi chính bối cảnh kinh tế vĩ mô là yếu tố tích cực quan trọng khác ảnh hưởng đến các tài sản rủi ro như cổ phiếu – và điều này thường được đo lường bằng các chỉ số kinh tế quan trọng như thị trường lao động, tâm lý người tiêu dùng và các chỉ số PMI khác nhau. Bất chấp việc lạm phát cao và tình trạng bất ổn chung, thật lạ là thị trường lao động Mỹ lại ở mức mạnh nhất trong nhiều năm. Theo báo cáo bảng lương phi nông nghiệp mới nhất, tỷ lệ thất nghiệp ở mức rất lạc quan là 3,9%, với việc có thêm 297.000 việc làm mới trong tháng 9 và 150.000 việc làm mới trong tháng 10. Thêm vào đó, việc làm thời vụ vào những ngày nghỉ lễ dự kiến sẽ còn bùng nổ hơn vào dịp cuối năm. Và tuy chỉ số tâm lý người tiêu dùng Hoa Kỳ mà Đại học Michigan đưa ra chỉ ở mức thấp 60,4 trong tháng 11, chỉ số này dự kiến sẽ được cải thiện khi căng thẳng toàn cầu giảm bớt và hiệu suất mạnh mẽ của thị trường trở nên rõ ràng. Suy cho cùng, tâm lý người tiêu dùng đều dựa trên ý kiến chủ quan của những con người bình thường, thường có xu hướng tụt hậu so với thị trường. Đối với một nền kinh tế dựa trên dịch vụ như Hoa Kỳ, chỉ số PMI phi sản xuất là một chỉ số rất quan trọng về sức khỏe nền kinh tế nói chung và mặc dù không có bất kỳ sự thay đổi nào nhưng nó vẫn duy trì ở mức trên 50 trong hơn sáu tháng nay và chỉ có khả năng tăng lên khi lễ Giáng sinh và Năm mới thúc đẩy nhu cầu về cả hàng hóa và dịch vụ. Đừng quên rằng thị trường thường có thể bị tác động bởi các dữ liệu chính – đó là lý do tại sao họ gọi chúng là các chỉ báo dẫn đầu. Theo đó, những con số thuận lợi này, đi kèm với chính sách ôn hòa hơn của FED, có thể khiến thị trường chứng khoán tiếp tục tăng trưởng trong năm tới.

Giao dịch CFD cổ phiếu và nhiều tài sản khác với Libertex

Libertex cung cấp CFD ở nhiều loại tài sản cơ bản, từ ngoại hối, hàng hóa và tiền mã hóa cho đến ETF, chỉ số và tất nhiên là cổ phiếu. Ngoài các chỉ số chính như CFD Nasdaq 100, S&P 500Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones, chúng tôi còn cung cấp CFD ở các cổ phiếu lớn như Tesla, MicrosoftnVidia. Nhưng điều tuyệt vời nhất về mô hình CFD của chúng tôi là sự tiện lợi của nó: Khách hàng của chúng tôi có thể mua, bán chỉ bằng cách ấn nút trên ứng dụng giao dịch đã giành được nhiều giải thưởng, dễ truy cập của Libertex. Hãy tạo ngay tài khoản cá nhân cho mình bằng cách truy cập www.libertex.com/signup

Trải nghiệm sự phấn khích khi giao dịch!

Đăng ký tài khoản thử nghiệm với Libertex và tìm hiểu cách giao dịch