Một vài năm khủng khiếp đối với tiền mã hóa đã khiến các HODLer phải khiếp đảm khi đếm lại số tiền mình thua lỗ. Trải qua đợt suy giảm kéo dài 13 tháng, giá đồng tiền kỹ thuật số hàng đầu là Bitcoin đã giảm mạnh gần 75% và dường như vẫn chưa thấy đáy ở đâu. Rất may, kể từ đầu năm nay, mọi thứ đã có chiều hướng tốt hơn. Thật vậy, giá BTC đã đạt được mức tăng 118% kể từ tháng 1 và giờ đây có vẻ như "phe bò" cuối cùng đã có thể vực dậy trở lại.
Như mọi khi, có nhiều yếu tố tạo nên sự tăng trưởng này, nhưng một động lực rất chắc chắn trong những tháng gần đây là tin đồn xung quanh khả năng Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ sắp phê duyệt một loạt quỹ ETF Bitcoin giao ngay. Sau khi tận dụng gần như tối đa thời hạn lấy ý kiến 240 ngày theo luật định, rốt cuộc SEC dự kiến sẽ bật đèn xanh cho đơn đăng ký đầu tiên trong số 10 đơn đăng ký ETF hiện đang được xem xét trước ngày 17 tháng 11 hoặc muộn nhất là vào tháng 1 năm 2024.
Và mặc dù sự phấn khích xung quanh các quỹ ETF giao ngay đã đóng một vai trò to lớn đối với số phận của BTC trong năm nay, nhưng tác động của các sản phẩm tương tự đối với các altcoin lại nhạt nhòa hơn nhiều. Điều đáng lưu ý đó là ETH đã có quỹ ETF giao ngay riêng được phê duyệt, tuy nhiên đồng tiền này chỉ mới đạt được một nửa mức tăng so với BTC kể từ đầu năm. Điều này là do các nhà đầu tư altcoin thường hiểu biết hơn và bị thu hút bởi chức năng nhiều hơn là các yếu tố tin tức tích cực nhất thời.
Mặc dù vậy, trong tuần bắt đầu từ ngày 13 tháng 11, chúng ta đã thấy XRP trải qua một đợt tăng mạnh (+10%) rồi tiếp đó là đợt điều chỉnh cũng mạnh không kém (-9%) ngay sau khi có tin giả về việc Blackrock nộp đơn xin lập quỹ ETF giao ngay Ripple. Tuy nhiên, khi bước vào những tuần cuối cùng của năm 2023, các nhà đầu tư và nhà giao dịch ở khắp mọi nơi đang tự hỏi liệu một đợt bùng nổ tiền mã hóa mới có sắp xảy ra hay không.
Chậm mà chắc
Điều đầu tiên cần lưu ý về thị trường tăng giá mới nhất này là lần này nó bị kiềm tỏa nhiều hơn. Thay vì mức tăng giá hơn 500% trong sáu tháng như giai đoạn 2020/2021, chu kỳ này đã mất gần gấp đôi thời gian để ghi nhận mức tăng 118%. Và trong khi nhiều người muốn có lợi nhuận khổng lồ, thì sự biến động và không chắc chắn đi kèm với sự bùng nổ trước đó cũng như sự tụt dốc sau đó của Bitcoin đã khiến nó trở thành một tài sản rất khó để đầu tư dài hạn. Hy vọng rằng gia tốc hợp lý hơn này sẽ giúp xu hướng tăng kéo dài lâu hơn, đặc biệt là trong bối cảnh thị trường tăng giá ở cấp vĩ mô.
Chẳng hạn, các quỹ ETF Bitcoin giao ngay sắp ra mắt và dự kiến sẽ có tới 10 sản phẩm như vậy được phê duyệt vào quý 1 năm 2024. Thật khó để tưởng tượng một kịch bản mà điều này không dẫn đến sự tăng giá của BTC, vì các công ty đầu tư cung cấp các ETF như vậy sẽ phải mua một lượng lớn Bitcoin để hỗ trợ các công cụ này. Hiệu ứng này sau đó sẽ được khuếch đại bởi dòng vốn đầu tư tổ chức sẽ đổ về thông qua các phương tiện mới mẻ, tiện dụng này. Thêm vào đó, chúng ta còn có đợt halving (giảm một nửa phần thưởng khối) BTC tiếp theo sẽ xảy ra vào tháng 4 năm sau.
Trong lịch sử, giá Bitcoin đều đã tăng sau các đợt halving trước đó. Sáu tháng sau đợt giảm một nửa lần đầu tiên vào năm 2012, giá của BTC đã tăng vọt từ 12 USD lên 126 USD. Tiếp đó, sau đợt halving lần thứ hai vào năm 2016, giá BTC đã tăng từ 654 USD lên 1.000 USD chỉ trong vòng bảy tháng. Và sau lần halving gần đây nhất vào năm 2020, giá Bitcoin đã tăng hơn gấp đôi từ 8.570 USD lên tới 18.040 USD. Với việc chỉ còn lại vỏn vẹn 2 triệu chưa được khai thác trong tổng số 21 triệu BTC, chắc chắn thị trường khai thác sẽ chứng kiến một đợt "tàn sát" khi phần thưởng giảm thêm 50% xuống còn 3,125 BTC cho mỗi khối, song tin này hoàn toàn tốt đối với giá cả về mặt dài hạn.
Giá cả đã nói lên tất cả?
Với một loại tài sản như tiền mã hóa thì đứng giá luôn là một mối quan ngại. Với lịch sử về biến động giá trong lĩnh vực cực kỳ khó đoán này, thì mức tăng từ đầu năm đến nay của Bitcoin dường như chỉ là khởi đầu cho xu hướng tăng tiếp theo. Tuy nhiên, bất chấp các mức cao rõ rệt gần đây của BTC, mức tăng gần 120% trong vòng chưa đầy một năm là khá tốt dù trong bất cứ tình huống nào.
Trong một báo cáo nghiên cứu vào tuần trước, JPMorgan đã đưa ra phản bác hợp lý về hai lập luận đưa ra giả thuyết về sự tăng trưởng đáng kể sắp tới, cụ thể là việc SEC chấp thuận các quỹ ETF giao ngay và đợt halving sắp diễn ra. Thứ nhất, các nhà phân tích của ngân hàng đầu tư này tin rằng vốn có thể sẽ chảy vào các quỹ ETF giao ngay mới được phê duyệt từ các sản phẩm BTC hiện có như Grayscale Bitcoin Trust (GBTC), các quỹ ETF hợp đồng tương lai và các công ty khai thác được niêm yết, do đó không có bất kỳ tác động có ý nghĩa nào đến nhu cầu BTC thực. Nói tóm lại, họ tin rằng sự tăng giá của tiền mã hóa là "quá trớn". Tác giả chính của báo cáo từ JPMorgan, Nikolaos Panigirtzoglou, cũng lưu ý rằng các quỹ ETF như vậy đã tồn tại ở Canada và châu Âu, và nhận được "ít sự quan tâm từ các nhà đầu tư kể từ khi thành lập".
Một lập luận khác là quyết định này, cùng với những chiến thắng gần đây của Ripple và Grayscale tại tòa án, sẽ buộc các nhà lập pháp phải thay đổi lập trường của họ. Tuy nhiên, Panigirtzoglou cho rằng điều này khó xảy ra, trong bối cảnh vụ bê bối FTX vẫn còn nóng hổi. Tác giả này cũng tin rằng việc halving phần lớn đã được phản ánh qua giá và cho rằng đây là nguyên do chính của động thái tăng giá gần đây và cho rằng để có thêm bất kỳ sự tăng trưởng nào nữa thì cần có các động lực mới, tự nhiên.
Giao dịch CFD Bitcoin và các CFD tiền mã hóa khác với Libertex
Với Libertex, bạn có thể lựa chọn nhiều loại CFD khác nhau, từ cổ phiếu, chỉ số và ETF đến hàng hóa, tiền tệ và tất nhiên là cả tiền mã hóa. Danh sách CFD tiền mã hóa của Libertex bao gồm các tài sản cơ sở truyền thống như Bitcoin và Ethereum, cũng như hơn 100 altcoin khác nhau, bao gồm cả Solana, XRP và Chainlink. Điều tuyệt vời nhất về mô hình CFD của Libertex là bạn không cần phải sở hữu bất kỳ tài sản cơ sở nào. Thay vào đó, bạn chỉ cần mua và bán CFD trên ứng dụng trực quan và tiện dụng của Libertex. Để biết thêm thông tin hoặc tạo tài khoản, hãy truy cập https://libertex.com/signup ngay hôm nay!