Khi năm 2022 sắp kết thúc, nhiều người trong chúng ta sẽ rất vui khi nhìn thấy một trong những năm khó khăn nhất trong lịch sử sẽ chuẩn bị trôi qua. Phần lớn các loại công cụ không chỉ bị mất giá nặng nề mà thế giới còn bị ảnh hưởng bởi lạm phát phi mã, mất an ninh năng lượng và đứt gãy chuỗi cung ứng. Hầu như giá tất cả các tài sản rủi ro đều rơi tự do, trong đó cổ phiếu công nghệ và tiền mã hóa là hai cái tên bị ảnh hưởng nặng nề.
Giá xăng và dầu đã tăng đến ngưỡng không bền vững, khiến giá của hầu hết các mặt hàng thiết yếu hằng ngày cũng theo đó mà lên. Tác động thậm chí còn nghiêm trọng hơn đối với người châu Âu, với việc đồng euro và bảng Anh mất giá nghiêm trọng so với đồng đô la. Ngay cả giá vàng cũng tương đối đứng yên trước mức độ tàn phá kinh tế đó. Vậy, các cơ chế đằng sau tình trạng thị trường ảm đạm này là gì và liệu năm 2023 rốt cuộc có mang lại chút thời gian nghỉ ngơi rất cần thiết cho các nhà giao dịch và nhà đầu tư đang bị dày vò ở khắp mọi nơi không?
Thống kê thiệt hại
Ai cũng biết rằng giá cổ phiếu đã giảm kể từ tháng 11 năm 2021. Nhưng trong khi nhiều người dự đoán sẽ có một đợt điều chỉnh ngắn hạn xảy ra thì giá cổ phiếu đã giảm bất chấp xuống thấp hơn bao giờ hết trong 12 tháng qua. Chỉ số hàng đầu của Hoa Kỳ, S&P 500, đã giảm trung bình 15% giá kể từ đầu năm, trong khi Nasdaq nặng về công nghệ giảm gần 25% giá so với cùng kỳ. Đối với các công ty riêng lẻ, thiệt hại ngày một tăng theo cấp số nhân. Nếu lấy mốc giá các cổ phiếu Tesla (TSLA), Netflix (NFLX) và PayPal (PYPL) trong năm 2021 làm ví dụ, thì hiện chúng đã xuống giá hơn 50% so với đầu năm.
Mặc dù chúng ta thường rất dễ hoảng sợ khi đối mặt với sự sụt giảm như vậy, nhưng thực ra điều đó hoàn toàn bình thường trong thời kỳ xung đột kinh tế như hiện nay. Trên thực tế, chúng ta đã thấy tình trạng chạy trốn rủi ro là tâm lý chung trong những thời điểm bất ổn này và không có gì ngạc nhiên khi các cổ phiếu được định giá cao nhất đã phải chịu đựng điều tồi tệ nhất. Sự gia tăng gần đây của cả hai chỉ số và cổ phiếu riêng lẻ trong quý vừa qua, cùng với xác nhận gần đây của Phó Chủ tịch Ngân hàng TƯ châu Âu Luis de Guindos rằng lạm phát đang chậm lại, có thể là dấu hiệu cho thấy thị trường đã chạm đáy. Do đó, các nhà đầu tư đã trung bình hóa chi phí bằng đô la trong thị trường giá xuống năm 2022 có thể sẽ gặt hái được nhiều thành quả trong năm mới.
Giá tiền mã hóa đóng băng hàng loạt
Trong bối cảnh tránh rủi ro đã bàn ở trên, không có gì ngạc nhiên khi tiền mã hóa đã ghi nhận mức giảm thảm khốc nhất trong tất cả các loại tài sản trong năm nay. Cả Bitcoin và Ethereum hiện giảm trung bình 75% giá so với mức cao nhất mọi thời đại của chúng và một số đồng tiền và mã thông báo ít được biết đến hơn đã mất hơn 90% giá trị trong cùng khung thời gian này. Đó là chưa kể đến một số dự án mạnh miệng hứa hẹn đã biến mất hoàn toàn cùng với số tiền hàng tỷ đồng của nhà đầu tư như Terra và FTX. Như chúng tôi đã đề cập, việc các công cụ dễ biến động nhất và vốn mang nhiều rủi ro thua lỗ lớn nhất trong các thị trường bấp bênh là điều hoàn toàn bình thường. Điều này sẽ không ngăn cản các nhà đầu tư nắm giữ tiền mã hóa trong thời gian dài sắp tới.
Tuy nhiên, có lẽ khía cạnh đáng lo ngại nhất của mùa đông tiền mã hóa này là sự phá sản hàng loạt của quá nhiều công ty khai thác công khai có đòn bẩy quá cao. Compute North là một cái tên nổi tiếng đã ra đi, còn Core Science thì đang trên bờ vực. Sau khi bán sạch kho tiền mã hóa dự trữ mình để tiếp tục duy trì hoạt động, giờ đây họ buộc phải bán các vi mạch ASIC hiện đại nhất với giá cực thấp, trước sự hài lòng những đối tác có mức vốn hóa tốt hơn của họ. Tuy nhiên, một khi mọi thứ đã sáng tỏ hơn và lợi tức bắt đầu tăng lên, năm 2023 chắc chắn là năm có thể tạo ra các mức giá cao mới cho tài sản kỹ thuật số. Theo Tập đoàn Huobi Global, ít nhất giá BTC sẽ chạm đáy 15.000 đô la vào tháng 3 năm 2023, mở đường cho một đợt tăng giá mới trong ba quý cuối năm.
Ngoại hối đầy chông gai
Tính biến động cao của tiền mã hóa đã được ghi nhận rõ ràng, nhưng các loại tiền tệ truyền thống được kỳ vọng sẽ trở thành một loại tài sản ổn định và có thể dự đoán được như chúng vốn thế. Vâng, chúng ta đã thấy khá rõ xu hướng đó trong năm 2022 và thực sự đây là xu hướng trái ngược khi tiền tệ pháp định (fiat) có một trong những năm biến động nhất từng được ghi nhận. Tỷ giá EUR/USD lần đầu tiên giảm xuống dưới mức ngang giá trong 20 năm, trong khi giá trị của đồng đô la tăng vọt so với phần lớn các đồng tiền chính trên thế giới. Lạm phát đương nhiên là một yếu tố chính đưa đến kịch bản bất thường này, song tác động của nó sau đó còn trầm trọng hơn do nhu cầu đồng đô la tăng lên khi đối mặt với các cuộc khủng hoảng năng lượng và thanh khoản kép. Đồng bạc xanh vẫn là đồng tiền dự trữ của thế giới và những người tham gia thị trường có xu hướng đổ xô vào đồng tiền này trong những thời điểm khó khăn. Chưa kể đến việc giao dịch dầu toàn cầu được thực hiện bằng đồng USD.
Đã có nhiều xôn xao về việc FED in tiền làm phá giá đồng đô la, nhưng sự thật là số tiền này vẫn chưa từng được đưa vào nền kinh tế thực và do đó ít ảnh hưởng đến nguồn cung USD thực tế. Mặt khác, nhu cầu về tài sản thế chấp dựa trên đồng đô la dưới dạng tín phiếu kho bạc ngắn hạn từ thị trường phái sinh trị giá hàng nghìn tỷ đô la đã làm tăng đáng kể giá trị của đồng tiền quốc gia Hoa Kỳ. Với việc FED quan tâm đến áp lực tăng cầu thông qua việc tăng lãi suất mạnh và dự kiến sẽ chuyển từ hợp đồng tương lai và quyền chọn sang chứng khoán thực vào năm 2022, năm tới sẽ là năm được đặc trưng bởi xu thế bình thường hóa tỷ giá chéo EUR/USD và GBP/USD. Thật vậy, dự báo tỷ giá EUR/USD từ sáu đến mười hai tháng của Citibank nằm ở mức 1,05 đô la, tăng lên mức phổ biến hơn nhiều là 1,10 đô la trong thời gian dài sắp tới.
Vàng đã mất phong độ?
Kể từ đầu năm 2020, ngay sau khi đại dịch xảy ra, các nhà phân tích ở khắp mọi nơi đã cho rằng vàng sẽ có phong độ tốt hơn. Đó là điều hiển nhiên, phải không? Thời gian thử thách và nỗi đau kinh tế hầu như sẽ luôn mang lại lợi ích cho vàng. Điều duy nhất đã được chứng minh là khiến vàng hưởng lợi hơn nữa đó chính là thời kỳ siêu lạm phát. Vì vậy, khi áp lực giá lên tới mức 10% trong năm nay, bạn có thể hiểu được tâm lý của những người sính vàng bởi kỳ vọng kim loại quý sẽ tăng giá mạnh. Tuy nhiên, bất chấp quý đầu tiên tương đối tích cực, giá vàng bước vào tháng cuối cùng của năm 2022 về cơ bản chỉ ở mức chính xác như 12 tháng trước ($1800 mỗi Troi ao-xơ).
Lý do khiến hiệu suất thấp như vậy là gì? Dĩ nhiên, tất cả lại là do đồng đô la. Bởi giá vàng được niêm yết bằng USD, kim loại này dường như đã được giao dịch đi ngang trong cả năm. Tuy nhiên, nếu nhìn sơ qua, chúng ta sẽ thấy rằng lạm phát có nghĩa là đồng đô la đã thực sự tăng giá khoảng 10% so với đầu năm. Do vậy, chúng ta có thể kết luận rằng đó cũng là mức tăng giá của vàng. Điều này khó hiểu, chúng tôi biết. Nhưng nếu chúng ta nhìn vào giá mỗi gram vàng tính bằng euro, bức tranh sẽ trở nên rõ ràng hơn nhiều. Giá vàng giao ngay ở châu Âu tăng gần 8% từ €50,49 lên €54,53. Như vậy, trên thực tế, vàng đã thực hiện vai trò của mình một cách hoàn hảo bằng cách duy trì sức chi tiêu của những người nắm giữ nó trong suốt một năm đầy biến động này. Trên thực tế, các nhà phân tích từ Tập đoàn Saxo đã tuyên bố rằng giá vàng có thể cắt “xuyên qua đỉnh kép gần 2.075 đô la như không và tiếp cận mức giá ít nhất là 3.000 đô la” vào năm 2023.