Skip to main content
china-tech-boom

Áp lực pháp lý tạo cơ hội cho giới công nghệ Trung Quốc

thứ 6, 01/21/2022 - 15:30

Trước làn sóng tấn công của vi-rút corona, các cổ phiếu công nghệ toàn cầu lại có một sự bùng nổ chưa từng có. Việc các công ty chỉ trong vòng vài tháng đã kiếm được khoản lợi nhuận tương đương với mười năm giờ không còn gì là bất ngờ. Tuy nhiên, có một ngoại lệ đáng chú ý: Trung Quốc. 

Điều này đặc biệt gây ngạc nhiên nếu xét tới tốc độ tăng trưởng thần tốc của nền kinh tế lớn nhất châu Á và vị thế hiện tại của nó trong chu kỳ phát triển. Bỏ xa các đối thủ của Mỹ là Alphabet, Amazon và Facebook, các gã khổng lồ công nghệ của Trung Quốc là Alibaba, Baidu và Tencent trên thực tế đã chứng kiến giá cổ phiếu của mình giảm trung bình từ 40 đến 50%. Nhưng cũng sốc không kém, đó là có một lời giải thích hoàn toàn dễ hiểu cho điều này.

Vậy, liệu đây có phải là sự kết thúc của chứng khoán Trung Quốc, hay chúng ta đang tìm kiếm cơ hội mua đáng giá trong đời? Nếu không có quả cầu tiên tri, không thể nói chắc được giá sẽ đi về đâu. Tuy nhiên, những gì chúng ta có thể làm là xem xét lý do đằng sau sự sụt giảm gần đây và đánh giá triển vọng tương lai của thị trường công nghệ ở Trung Quốc.

Vậy, câu chuyện là gì?

Ai cũng biết rằng nhà chức trách Trung Quốc đã cảnh giác với các gã khổng lồ công nghệ trong thời gian qua. Và cùng lúc với sự xuất hiện của vi-rút corona, các cơ quan quản lý cuối cùng đã siết chặt đối với lĩnh vực một thời hoạt động rất tự do. Cơn phẫn nộ của họ đã đổ lên đầu CEO của Alibaba - Jack Ma, dẫn đến việc đợt IPO của Ant Financial bị hủy bỏ và khoản phạt chống độc quyền khổng lồ 2,8 tỷ USD đối với con thuồng luồng thương mại điện tử này. Điều này đã khiến giá cổ phiếu của Alibaba giảm gần 70% và khơi mào phản ứng dây chuyền trên các cổ phiếu công nghệ Trung Quốc, kích hoạt một xu hướng giảm, mà đích đến cuối cùng vẫn chưa thấy đâu.

Tuy nhiên, trên thực tế, điều này đã diễn ra trong một thời gian dài. Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã và đang dần thực hiện các biện pháp pháp lý để kiềm tỏa những người nắm giữ dữ liệu lớn nhất của họ, bắt đầu với Luật An ninh mạng (ban hành năm 2017). Theo sau đó là Luật Bảo mật dữ liệu (ban hành năm 2021), và tiếp đó là chiếc chân kiềng thứ ba - Luật Bảo vệ thông tin cá nhân (cũng ra đời trong năm 2021). Giờ đây, khi chính phủ đã có khuôn khổ pháp lý làm tấm áo bảo hộ, họ có thể dễ dàng kết thúc các cuộc đàn áp. Giả sử tất cả họ đều "chơi bóng" với các cơ quan quản lý, phần lớn thiệt hại có thể đã được định giá vào cổ phiếu của Alibaba, Baidu và Tencent.

Nhưng lý do là gì?

Lý do cho cuộc tấn công pháp lý của ĐCSTQ thực sự khá đơn giản. Dữ liệu được coi là một loại vàng mới, và không ai nhận ra điều này sâu sắc hơn là chính phủ Trung Quốc, bởi gần đây họ đã xem dữ liệu là một "yếu tố sản xuất" có vai trò ngang hàng với các yếu tố truyền thống của chính sách kinh tế xã hội chủ nghĩa: đất đai, lao động, vốn và công nghệ.

Do đó, có thể hiểu rằng các nhà chức trách đặc biệt không hài lòng về việc những người nắm giữ dữ liệu lớn nhất của họ được niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán Hoa Kỳ, nơi họ có thể được yêu cầu chia sẻ những dữ liệu quý giá với các cơ quan quản lý địa phương. Không phải ngẫu nhiên mà vài năm qua, chúng ta đã chứng kiến ​​một loạt các niêm yết thứ cấp ở Hồng Kông của giới công nghệ Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc đã và đang khuyến khích các công ty di chuyển sang các sàn giao dịch nằm trong phạm vi ảnh hưởng của mình bởi họ đang tìm cách xây dựng sàn Star Market như một đối thủ cạnh tranh với sàn giao dịch chứng khoán công nghệ Nasdaq.

Điều này giải thích tại sao Didi (chưa có niêm yết thứ cấp) bị ảnh hưởng nặng nề sau đợt IPO, với việc các nhà chức trách xóa ứng dụng của họ khỏi các cửa hàng trong nước vì nghi ngờ có vi phạm về dữ liệu. Do Alibaba, Tencent và Baidu đã được niêm yết trên Hang Seng, họ có thể đang trên đường lấy lại lòng tin của các cơ quan quản lý Trung Quốc và một số giá trị đã mất cùng với đó.

Khi nào thì mọi thứ sẽ kết thúc?

Sự thật là không ai biết chắc được. Mặc dù có vẻ như có ánh sáng ở cuối đường hầm cho đến khi các vấn đề về pháp lý xảy ra, song tình hình kinh tế vĩ mô hiện tại khiến cho chúng ta khó mà dự báo về thời điểm tăng trưởng trở lại. Bên cạnh cuộc khủng hoảng bất động sản trong nước, tỷ lệ lạm phát cao trên toàn cầu cũng đang ảnh hưởng đến các nhà xuất khẩu lớn của Trung Quốc. Mặc dù đây có thể là một vấn đề sẽ còn tiếp diễn đối với Alibaba, nhưng Tencent và Baidu có thể tự cho mình là người may mắn khi hoạt động kinh doanh của họ phần lớn không bị ảnh hưởng bởi giá nguyên vật liệu tăng.

Tuy nhiên, vấn đề tương đối nhỏ này chắc chắn đưa lại nhiều yếu tố tích cực đối với toàn bộ lĩnh vực công nghệ của Trung Quốc. Thứ nhất, nhận cú đánh muộn như vậy, sẽ không còn nhiều khả năng để họ gục ngã với tất cả nhưng tương lai được đảm bảo như một số công ty lớn nhất của Trung Quốc. Nói một cách dễ hiểu, cổ phiếu Alibaba đang giảm 58% vào thời điểm viết bài, trong khi Baidu và Tencent cũng không khả quan hơn với mức lỗ lần lượt là 32% và 39%. Khi kết hợp với thực tế là tất cả chúng đều có mặt ở một số quốc gia đang phát triển nhanh chóng của Đông Nam Á, điều này mang lại cho họ mọi cơ hội đạt được mức vốn hóa thị trường của các đối tác Mỹ như Amazon, Alphabet và Facebook trong mười năm tới, làm cho các mức giá hiện tại là một món hời quá rõ!

Có cách nào để chơi với một con Hổ lớn?

Việc giao dịch trên thị trường luôn đi kèm với rủi ro, và điều này đặc biệt đúng khi nói đến Trung Quốc. Có quá nhiều biến số, tính chính trị và những thứ khác, để đặt cược ngắn hạn vào từng cổ phiếu riêng lẻ ở đây. Còn về đòn bẩy, bạn thậm chí đừng nên nghĩ về nó! Nếu bỏ tất cả những điều đó sang một bên, mọi nhà đầu tư nghiêm túc đều nên dành một phần vốn đầu tư của mình vào cường quốc châu Á này.

Mặc dù những rủi ro ngắn hạn là rất thực tế (và hoàn toàn không thể đoán trước), nhưng thật khó để tưởng tượng một viễn cảnh mà các gã khổng lồ công nghệ của Trung Quốc không thể phát triển doanh nghiệp của họ lớn mạnh lên gấp nhiều lần trong thập kỷ tới. Do đó, một số hình thức đầu tư có tính toán, dài hạn và không sử dụng đòn bẩy (lưu ý cực kỳ quan trọng) vào các công cụ này ít nhất phải nằm trong tầm ngắm đối với ngay cả những nhà đầu tư không thích rủi ro nhất, đặc biệt là ở những mức định giá này.

Với Libertex Portfolio, bạn có thể mua cổ phiếu riêng lẻ của Alibaba, TencentBaidu - hoặc một rổ lớn hơn các công ty công nghệ Trung Quốc thông qua iShares China Large-Cap ETF - tất cả chỉ bằng một nút bấm. Tuyệt vời hơn hết, Libertex không tính phí hoa hồng đối với bất kỳ khoản đầu tư nào được thực hiện thông qua Libertex Portfolio, có nghĩa là bạn sẽ có nhiều lợi nhuận tiềm năng hơn. Để biết thêm thông tin hoặc đăng ký tài khoản, hãy truy cập http://www.libertex.org/invest

Trải nghiệm sự phấn khích khi giao dịch!

Đăng ký tài khoản thử nghiệm với Libertex và tìm hiểu cách giao dịch