Skip to main content
crypto-crashing

Giải mã sự sụp đổ của thị trường tiền mã hóa: Thời cơ là đây? 

thứ 6, 02/04/2022 - 08:28

Giờ thì mọi thứ đã rõ ràng: chúng ta không còn đối mặt với một sự điều chỉnh mà là một sự sụp đổ thực sự trên thị trường tiền mã hóa. Giá Bitcoin giảm khoảng 43% so với mức cao nhất mọi thời đại mà nó đạt tới trong tháng 11, trong khi Ethereum thậm chí còn tệ hơn sau khi báo cáo mức giảm gần 45% giá trị so với cùng kỳ. Và thiệt hại ở những phần khác trong thế giới tiền mã hóa còn lớn hơn nhiều ở những đồng tiền anh cả chị đầu, với việc các đồng tiền vừa "lên hương" rầm rộ gần đây là Cardano và Solana đã mất gần 60% giá trị của chúng chỉ trong vài tuần.

Tuy nhiên, nguồn cơn của cuộc khủng hoảng này là gì và khi nào thì chúng ta sẽ lại chứng kiến ​​sự hồi sinh của các loại tiền kỹ thuật số, nếu có? Chúng ta đang nói về một trong những cơ hội hiếm có để "bắt đáy", hay đây chẳng quả chỉ là phần nổi của tảng băng?

Nhảy trên cùng một bài nhạc

Dù bạn đặt niềm tin vào nhà vô địch altcoin nào, thì phần nhiều Bitcoin sẽ là kẻ tạo ra xu hướng trong không gian tiền mã hóa. Khi đồng tiền đầu tiên này tăng vút, phần còn lại của thị trường sẽ bay bổng trên mây. Và khi nó rơi, những đồng khác sẽ có xu hướng rơi càng mạnh hơn. Chỉ cần xem các biểu đồ gần đây, bạn sẽ tự mình nhận ra:

image-1image-2

Một khi Bitcoin bắt đầu có một động thái quan trọng nào đó, các đồng tiền có chỗ đứng còn lại trên thị trường đều có xu hướng theo sau. Tất nhiên, luôn có những trường hợp ngoại lệ, chẳng hạn như khi các dự án đột phá mới như Solana và Cardano được tung ra, song đối với phần lớn thị trường, xu hướng này vẫn đúng.

Chúng ta thậm chí có thể thấy một quỹ đạo mà chúng ta có thể so với thời bong bóng tiền mã hóa đầu tiên của năm 2017/2018 (mặc dù quý đạo này ít đồng nhất hơn một chút):

image-3

Chạm tới tận đáy

Sử dụng BTC làm chỉ báo hàng đầu thì là hoàn toàn khá ổn, nhưng vẫn còn một câu hỏi là: tình hình tiền mã hóa có thể tồi tệ đến mức nào trước khi giá phục hồi? Vâng, dữ liệu cho thấy rằng chúng ta đang ở đáy hoặc chí ít là rất gần đáy.

Hiện mọi người đều đã nghe các câu chuyện về vô số nhà đầu tư đã bị "bay màu" tài khoản khi cố gắng bắt đáy. Và trong khi thị trường có khả năng sẽ thất thường lâu hơn thời gian mà bạn có thể trang trải được các khoản lỗ, và với các loại hàng hóa hữu hạn như Bitcoin, thì giá trị nội tại là dễ dự đoán hơn nhiều.

Để định giá Bitcoin một cách hợp lý, trước tiên chúng ta cần nhìn vào thị trường khai thác. Bạn có nhớ lệnh cấm khai thác tiền mã hóa của Trung Quốc được đưa ra vào khoảng tháng 6 năm ngoái? Sự sụt giảm sau đó về độ khó tính toán đã khiến giá tăng vọt trong ngắn hạn, để rồi chạm đáy vào cuối tháng Bảy. Nhưng sau đó một điều thú vị đã xảy ra: BTC (và phần còn lại của không gian tiền kỹ thuật số) bắt đầu tăng trưởng nhanh chóng khi những đối thủ mới gia nhập cuộc chiến khai thác và khiến độ khó dần được phục hồi.

Giữ vững niềm tin

Trở lại với hiện tại: độ khó khai thác đang ở mức cao nhất mọi thời đại và không có dấu hiệu suy chuyển. Nóng lòng trước các đối thủ cạnh tranh của họ ở các nước phát triển, các thợ mỏ phương Tây đang sắm cho mình chiếc vi mạch ASIC mới nhất với nỗ lực tối đa hóa sản lượng của họ và thống trị thị trường khai thác.

Thực tế, Marathon Digital gần đây đã vay 100 triệu USD để mua một loạt máy S19 XP mới nhất, với công suất đáng kinh ngạc là 140 Th/s. Sau tất cả những khoản đầu tư đó, khả năng sinh lời thấp do độ khó cao và giá cả thấp đang đè nặng lên vai trò quản lý của Marathon. Với chi phí nội sinh khi khai thác 1 BTC là khoảng 34.000 USD (theo giá điện hiện nay), bất kỳ sự sụt giảm nào dưới con số này chắc chắn sẽ khiến các thợ đào bắt đầu tích trữ tiền với kỳ vọng chờ giá tăng lên.

Hành động này sau đó có khả năng sẽ được những con cá voi và HODLer (người nắm giữ) thuần túy "bắt chước" bởi bán với các mức giá đó sẽ không có nghĩa lý gì về mặt tài chính. Sau cùng, quy luật cung và cầu chỉ ra rằng việc tích trữ hàng loạt này sẽ dẫn đến việc Bitcoin tăng giá.

Dữ liệu ủng hộ

Các nguyên tắc cơ bản có thể cho chúng ta biết điều gì sẽ xảy đến, nhưng nếu chúng ta muốn biết thậm chí chỉ một gợi ý nhỏ nhất về thời điểm, chúng ta cần nhìn vào biểu đồ. Vì vậy, chúng ta hãy xem qua biểu đồ gần đây bên dưới và xem những manh mối nào mà chúng ta có thể tìm thấy:

image-4

Chúng ta hiện đang ở mức hỗ trợ mạnh mẽ là 35.000 USD, với mức độ thậm chí còn mạnh hơn khi giá dưới mức 30.000 USD (cùng mức thấp nhất vào tháng 7/2021 được đề cập ở trên). Ngoài ra, chỉ báo RSI hàng ngày (20%) cho thấy BTC đang bị bán quá mức, dự báo xu hướng tăng trở lại trong trung hạn.

Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn vẫn có khả năng sẽ thấy một khoảng thời gian hợp nhất kéo dài, giống như hồi đầu tháng, khi giá giảm một cách bất ngờ từ 48.000 USD xuống còn 40.000 USD. Vào thời điểm đó, BTC đã bị "từ chối" nhiều lần tại đường MA 100 ngày trước khi rốt cuộc "buông xuôi" và giảm thêm xuống mức hiện tại. Tuy nhiên, lần này, chúng ta kỳ vọng rằng chuyển động cuối cùng sẽ là đi lên thay vì giảm thêm.

Người mua cần cẩn trọng

Với tất cả những điều đã nêu ở trên, rất nhiều khả năng rằng thị trường đang chạm đáy hoặc ở rất gần với đáy. Rốt cuộc, giá cả thực sự có thể duy trì ở mức bằng hoặc thấp hơn chi phí sản xuất thực tế trong bao lâu? Tất cả những gì thông thường đều cho rằng chỉ còn là vấn đề thời gian trước khi một đợt điều chỉnh tăng giá xảy ra, và điều này làm cho các mức giá hiện tại trở thành một cơ hội mua hiếm có. Tuy nhiên, việc quyết định đầu tư chỉ là một vế của phương trình mà thôi, trong khi nơi bạn mua có thể đóng vai trò quan trọng đối với khoản lợi nhuận cuối cùng của bạn không kém gì so với thời điểm mà bạn đưa ra quyết định đó.

Trải nghiệm sự phấn khích khi giao dịch!

Đăng ký tài khoản thử nghiệm với Libertex và tìm hiểu cách giao dịch