Có thể nói hai năm qua giống như một chuyến tàu lượn siêu tốc. Trong cuộc sống hàng ngày, môi trường chính trị và tất nhiên, là cả thị trường chứng khoán. Sau một vụ sụp đổ chớp nhoáng sau sự xuất hiện của đại dịch, chứng khoán đã ở trên một quỹ đạo đi lên dường như vô tận, chỉ có những lĩnh vực bị ảnh hưởng lớn như hàng không và giải trí là tụt lại phía sau. Khi chúng ta bắt đầu bước vào năm 2022, bộ phận người dân ngày càng có nhiều tiếp xúc với thị trường hơn đang đặt ra câu hỏi: tốc độ tăng trưởng không kiểm soát này có thể tiếp tục trong bao lâu?
Các nhà quân sư và những tiên tri đã dự đoán rằng sẽ có một vụ sụp đổ lớn kể từ đầu năm 2014, nhưng các chỉ số vẫn tiếp tục tăng tốc bất chấp. Tuy nhiên, như ngạn ngữ đã nói, cái gì đi lên thì cuối cùng cũng phải đi xuống, và chắc chắn có khá nhiều điều trái ngược vào lúc này. Mức lạm phát cao, ngân hàng trung ương cắt giảm kích thích và các biến thể vi-rút corona mới đều có nguy cơ phá vỡ con đường tăng trưởng đang chạy trốn. Vì vậy, chúng ta hãy xem xét kỹ hơn một số rủi ro này và xem những gì mà chúng ta có thể làm để bảo toàn vốn trong năm tới.
Thổi phồng bong bóng
Nỗi lo kinh tế vĩ mô lớn nhất của năm 2021 chắc chắn đó là mức lạm phát vượt chỉ tiêu đã làm tăng đáng kể chi phí kinh doanh, cũng như việc các công ty đang cố gắng trở lại bình thường. Sau nhiều lần trì hoãn, Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (và các ngân hàng trung ương khác trên thế giới) cuối cùng đã chịu "hứng đạn" và công bố các biện pháp đối phó, bao gồm giảm dần kích thích kinh tế và tăng lãi suất. Việc họ miễn cưỡng thực hiện các bước này là khá dễ hiểu vì họ có khuynh hướng kích thích một sự điều chỉnh đáng kể trên thị trường chứng khoán.
Thật vậy, nếu Fed giữ lời hứa về ba lần tăng lãi suất vào năm 2022, thì mức thoái lui 20-30% là hoàn toàn hợp lý. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn nên bán hết mọi thứ và tích trữ tiền mặt. Bạn có nhớ về mức lạm phát mà chúng ta đang nói đến? Mặc dù việc chốt lời từ các thị trường quá nóng như lĩnh vực công nghệ của Hoa Kỳ có lẽ là một ý tưởng hay, nhưng vẫn còn rất nhiều cổ phiếu đang bị định giá quá thấp. Đầu tư vào các thương hiệu có giá trị lâu đời như Berkshire Hathaway, Wells Fargo hay Coca-Cola có thể là một động thái thận trọng. Tuy nhiên, thế giới rộng lớn hơn nhiều chứ không chỉ có Mỹ, và những người ưa thích rủi ro cao hơn có thể muốn xem xét một số gã khổng lồ công nghệ đang gục ngã của Trung Quốc: Alibaba, Baidu và Tencent đều đang giao dịch dưới mức cao nhất mọi thời đại khoảng 40%.
Omicron và các chủng đột biến khác
Trong khi chúng ta đang nói về Trung Quốc, có vẻ như đây là thời điểm hoàn hảo để thảo luận về nguy cơ của Omicron và các biến thể vi-rút corona mới nói chung. Omicron ban đầu được ca ngợi như một vị cứu tinh và là dấu hiệu tiềm năng để kết thúc đại dịch do nó có mức độ nghiêm trọng thấp và tốc độ lây truyền cao. Thật không may, hiệu quả kém trong việc chống lại Omicron của các loại vắc-xin hiện có đang dẫn việc gia tăng các trường hợp nhập viện ở những người dễ bị tổn thương, khiến các chính phủ phải xem xét đưa ra các lệnh các hạn chế và phong tỏa bổ sung.
Đây rõ ràng sẽ là một tin xấu đối với thị trường chứng khoán và có thể là chất xúc tác cho các đợt điều chỉnh ở các nước bị ảnh hưởng. Do vi rút liên tục đột biến, nguy cơ xảy ra sự kiện như vậy thậm chí có thể cao hơn nếu chúng ta phát hiện ra một biến thể có khả năng lây truyền mạnh như Omicron nhưng gây ra bệnh nặng hơn.
Tuy nhiên, như người ta nói, bất kỳ cuộc khủng hoảng nào cũng là một cơ hội, một cơ hội mà các nhà sản xuất vắc-xin đã tận dụng. Pfizer và Moderna đã bắt đầu phát triển vắc-xin đặc hiệu chống Omicron, và trong khi đó, các chương trình tiêm chủng tăng cường sẽ mang về lợi nhuận nhiều hơn cho các công ty này. Khi chúng ta xét tới việc giá hai cổ phiếu này đang lần lượt giảm 10% và gần 50% so với mức cao nhất mọi thời đại, thì đây có thể là một bước đi tốt để tránh đi bất kỳ sự biến động nào liên quan đến COVID.
Tiền mặt hay vàng
Một số người thích duy trì rủi ro ở mức tối thiểu và tin rằng năm 2022 sẽ là năm mà vụ sụp đổ được chờ đợi từ lâu cuối cùng cũng sẽ đến. Trong trường hợp đó, luôn có sẵn các tài sản trú ẩn truyền thống như vàng và bạc, chưa kể đến các lựa chọn thay thế ít truyền thống hơn như Bitcoin và Ethereum. Những tài sản này cũng sẽ là một hàng rào khôn ngoan chống lại lạm phát, mà Giám đốc Fed Jerome Powell hiện đã thừa nhận có thể sẽ không chỉ là mang tính "nhất thời". Không cần phải nói rằng việc đa dạng hóa là chìa khóa để đầu tư thành công và bất kỳ danh mục đầu tư hợp lý nào cũng nên có tên của các kim loại quý (và tiền mã hóa).
Tuy nhiên, bây giờ có thể là lúc để xem xét việc gia tăng tỷ lệ phần trăm vốn đầu tư của bạn vào các loại tài sản này. Vàng hầu như không thay đổi giá trị trong một năm qua và bạc thì đã giảm gần 20% giá trị do nhu cầu công nghiệp giảm, và điều này khiến cả hai đều là những lựa chọn thông minh vào thời điểm hiện tại. Bên cạnh vàng và bạc vật lý, tiềm năng tăng giá thậm chí còn lớn hơn ở các cổ phiếu khai thác như Vale và Sociedad Química y Minera de Chile. Đối với tiền mã hóa. cũng có các lựa chọn thay thế để sở hữu BTC hoặc ETH vật lý trên sàn giao dịch tiền mã hóa, với các sản phẩm như Grayscale Bitcoin Trust giúp cung cấp một phương thức tuyệt vời để tiếp cận với lĩnh vực này mà không gặp khó khăn khi hoạt động trong không gian tiền mã hóa.
Tài khoản Libertex Portfolio cho các nhà đầu tư dài hạn
Cho dù năm 2022 có phải là năm mà sự sụp đổ rốt cuộc sẽ đến hay không, hãy cố gắng hết sức để bảo vệ bản thân khỏi bất kỳ sự sụt giảm nào có thể xảy ra. Nếu bạn suy xét cẩn trọng và tránh mua ở mức cao nhất mọi thời đại thì bạn đã làm được một việc khó khăn. Đối với các nhà đầu tư dài hạn, tài khoản Libertex Portfolio có thể là sản phẩm mà họ đang tìm kiếm. Loại tài khoản mới này không tính phí hoa hồng và đi kèm với nhiều lợi thế khi giao dịch CFD. Hơn hết, nó thực sự cho phép bạn sở hữu cổ phiếu và nhận được tất cả cổ tức. Để biết thêm thông tin hoặc để tạo tài khoản, hãy truy cập http://www.libertex.org/invest