Skip to main content
bank-crisis

Khủng hoảng ngân hàng đã được đẩy lui hay chỉ đang tạm ngưng?

thứ 6, 04/28/2023 - 06:40

Hơn một tháng sau khi thương vụ mua lại Credit Suisse mang tính bước ngoặt của UBS được công bố, cuối cùng chúng ta cũng được chứng kiến những kết quả đầu tiên của một trong những thương vụ mua bán và sáp nhập nổi tiếng nhất trong lịch sử ngành ngân hàng. Trong khuôn khổ thỏa thuận do các nhà quản lý Thụy Sĩ làm trung gian, UBS đã trả 3 tỷ franc Thụy Sĩ (3,25 tỷ USD) cho Credit Suisse, thấp hơn khoảng 60% so với giá trị của ngân hàng này khi thị trường đóng cửa vào thứ Sáu, ngày 17 tháng 3. Mặc dù nhiều cổ đông của Credit Suisse và các trái chủ cấp một khác đã hoàn toàn bị xóa sổ bởi thỏa thuận tiếp quản này, nhưng người ta hy vọng rằng nó sẽ giúp bảo vệ khối tài sản trị giá lên tới 1,7 nghìn tỷ đô la của tổ chức ngân hàng lịch sử của Thụy Sĩ trong khi ngăn chặn một cuộc khủng hoảng ngân hàng thảm khốc có nguy cơ dẫn tới một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Nghe có vẻ nói quá, nhưng chúng ta nên nhớ rằng Credit Suisse đã tiêu hao gấp gần 20 lần số tiền phí mua đã thỏa thuận trong những ngày trước khi có thông báo đó, trong bối cảnh số tiền rút ra ròng hàng ngày lên tới khoảng 10 tỷ đô la. Thật vậy, ngay cả khoản vay 54 tỷ đô la từ Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ cũng không thể khiến nó "cầm máu". Nhưng hiện giờ, khi UBS công bố kết quả hằng quý đầu tiên kể từ thương vụ mua lại "bất đắc dĩ", nhiều nhà giao dịch và nhà đầu tư đang tự hỏi liệu thỏa thuận này có đạt được mục tiêu mong muốn hay không và nếu có, thì thị trường thế giới sẽ phản ứng ra sao.

Đến nay, mọi thứ vẫn đang ổn

Tất nhiên, còn quá sớm để đánh giá, nhưng đã có những tín hiệu khả quan đến từ phản hồi ban đầu từ cả thị trường và vốn tài chính. Có lẽ điểm tích cực dễ thấy nhất là mức tăng giá cổ phiếu gần 10% mà chúng ta đã thấy được trong tháng qua, chứng tỏ rằng các nhà đầu tư tin tưởng vào khả năng lèo lái con tàu của UBS và mang lại mức tăng trưởng mới trong những năm tới. Trong báo cáo Quý 1 của mình, UBS cũng cho biết họ đã thu hút được khoản đầu tư 28 tỷ đô la cho bộ phận quản lý tài sản toàn cầu của mình. Mặc dù các khoản này cộng lại thì chỉ bằng khoảng một nửa số tiền đã bị mất trong giai đoạn lâm chung của hoạt động kinh doanh quản lý tài sản của Credit Suisse, nhưng đây chắc chắn là một bước đi đúng hướng.

Tất nhiên, không phải tất cả đều là tin tốt. UBS đã hoạt động kém hiệu quả hơn đáng kể so với dự đoán ban đầu của các nhà phân tích, với việc lợi nhuận ròng giảm 52% xuống chỉ còn 1,03 tỷ USD trong khi mức dự đoán là 1,75 tỷ USD. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là những dự báo này đã được đưa ra trước khi Credit Suisse bị tiếp quản một cách bất ngờ và hơi ép buộc, một điều luôn gây tác động tiêu cực đáng kể đến lợi nhuận của ngân hàng này. Nếu xu hướng này tiếp tục đến quý 4, chúng ta chắc chắn có thể coi đó là một dấu hiệu tốt cho thấy một cuộc khủng hoảng ngân hàng toàn diện ở châu Âu hiện khó có thể xảy ra và lạm phát phần nào đã được kiểm soát.

Đừng trông chờ vào nó

Cuộc khủng hoảng ngân hàng gần đây nhất này bắt đầu với sự sụp đổ đồng thời của các công ty cho vay thân thiện với tiền mã hóa là Silvergate, Silicon Valley Bank và Signature Bank. Các ngân hàng khác, chẳng hạn như First Republic, đã may mắn sống sót sau cái mà kể từ đó được gọi là "the first Twitter-fueled bank run" (tạm dịch: cuộc rút tiền hàng loạt đầu tiên thúc đẩy bởi Twitter). Mặc dù cơ quan quản lý của Thụy Sĩ có thể đã quản lý một cách chuyên nghiệp để ngăn chặn một thất bại thảm khốc đối với thủ đô châu Âu, nhưng tình hình đã có thể dễ dàng đi theo hướng khác. Do đó, với việc nhiều ngân hàng châu Âu vẫn còn thiếu vốn một cách nguy hiểm, có nhiều khả năng chúng ta sẽ không may mắn như vậy trong lần tới.

Mặc dù Chủ tịch ECB Christine Lagarde đã khẳng định rằng "ngành ngân hàng khu vực đồng euro có thế đứng vững chắc, với vị thế vốn và thanh khoản mạnh" và rằng "bộ công cụ chính sách của ECB được trang bị đầy đủ để cung cấp hỗ trợ thanh khoản cho hệ thống tài chính khu vực đồng euro", tuy nhiên, mối lo ngại của những người tham gia thị trường thông thường cũng như các nhà kinh tế học vẫn còn rất lớn. Lo lắng lớn nhất là bất kỳ chương trình quy mô lớn nào nhằm giải cứu các thành viên thuộc nhóm Các Ngân hàng Quan trọng đối với Hệ thống Toàn cầu (G-SIBS) như Credit Suisse đều có thể dẫn đến việc tạo ra những gã khổng lồ, mà theo lời của nhà kinh tế học người Đức Hans-Werner Sinn, có thể trở thành "quá bự để bảo lãnh". Chúng ta cũng đừng quên rằng chỉ 15 năm trước, chính UBS cũng đã từng dùng đến gói cứu trợ cho chính nó và nếu tình huống như vậy tái diễn dưới hình hài vừa mới phình to của nó, thì ngay cả IMF cũng sẽ phải khốn đốn trong việc giải cứu nó.

Giao dịch cổ phiếu và nhiều công cụ khác với Libertex

Libertex là một nhà môi giới CFD giàu kinh nghiệm với bề dày lịch sử trong việc cung cấp khả năng tiếp cận thị trường tài chính cho các nhà giao dịch và nhà đầu tư tại khu vực EEA và Thụy Sĩ. Chúng tôi cung cấp CFD với nhiều loại tài sản cơ sở khác nhau, bao gồm ngoại hối, tiền mã hóa, hàng hóa và tất nhiên là cả cổ phiếu. Nhờ Libertex cung cấp cả vị thế mua và bán đối với nhiều công cụ nên dù thị trường có chuyển động theo hướng nào thì bạn vẫn có thể kiếm về lợi nhuận.

Với chúng tôi, bạn có thể giao dịch CFD của nhiều ngân hàng tư nhân và doanh nghiệp lớn, bao gồm BNP Paribas, Citibank, JPMorgan ChaseGoldman Sachs. Để có chiến lược thận trọng hơn và có phạm vi tiếp cận rộng hơn, bạn có thể thử CFD trong các quỹ ETF và Chỉ số lớn có trụ sở tại Hoa Kỳ và châu Âu, chẳng hạn như Vanguard FTSE Europe, SPDR S&P 500iShares Core US Aggregate Bond ETFs. Để biết thêm thông tin về giao dịch hoặc đầu tư với Libertex hoặc để tạo tài khoản cá nhân ngay hôm nay, hãy truy cập https://libertex.org/signup

Trải nghiệm sự phấn khích khi giao dịch!

Đăng ký tài khoản thử nghiệm với Libertex và tìm hiểu cách giao dịch