Skip to main content
china-growth

Trung Quốc tái tăng trưởng khi nới lỏng quy định hạn chế về COVID

thứ 5, 04/20/2023 - 12:16

Sau gần hai năm tương đối bình thường trên bình diện chung của toàn thế giới, nhiều người trong chúng ta gần như đã quên mất rằng đại dịch đã từng xảy ra. Các lệnh phong tỏa, cấm đi lại và các biện pháp giãn cách xã hội khắt khe, chưa từng có vào thời điểm đó giờ đây dường như chỉ là một ký ức ngắn ngủi và xa vời. Tuy nhiên, đối với công dân của Trung Quốc đại lục, những quy định hạn chế hà khắc như vậy lại nghiêm trọng và dai dẳng hơn nhiều. Tất cả chúng ta đều nhớ những câu chuyện kinh dị chỉ cách đây vài tháng về việc những cư dân bị vây nhốt trong chính các khu chung cư nhiều tầng của mình, cảnh sát kiểm dịch "bế đi" những người không tuân thủ trong đêm và thậm chí cả những vụ hành quyết vật nuôi nhanh gọn. Không cần phải nói, chính sách zero COVID của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã gây ra tác động thảm khốc tới GDP của nước này, khiến mức tăng trưởng được ghi nhận trong năm 2022 chỉ là 3% (so với 6% vào năm 2019). Trong khi đó, nền kinh tế Mỹ đã vượt 0,5% so với tốc độ tăng trưởng GDP trước đại dịch.

Nhưng giờ đây, sau ba năm dài quanh quẩn với việc áp dụng rồi dỡ bỏ các chính sách hạn chế, các nhà chức trách cuối cùng đã tuyên bố chấm dứt chính sách zero-COVID vốn rất khắt nghiệt của mình — trước sự hoan nghênh nhiệt liệt của người dân Trung Quốc cũng như các nhà đầu tư toàn cầu. Phản hồi từ cả dữ liệu thống kê quốc gia và thị trường trong nước đều vô cùng tích cực, vì số liệu GDP quý 1 năm 2023 cho thấy mức tăng trưởng trên mức dự báo là 4,5%. Đúng như chúng ta mong đợi, doanh số bán lẻ (+10%) và dịch vụ (+5,4%) nằm trong số các lĩnh vực có mức tăng trưởng mạnh nhất, mặc dù sản xuất công nghiệp cũng vượt ngoài dự đoán của các nhà phân tích và ghi nhận mức tăng trưởng 3,9% cho đến tháng Ba. Khi Goldman Sachs xác nhận mức dự báo tăng trưởng GDP cả năm khả quan là 6%, nhiều nhà đầu tư sẽ đặt ra câu hỏi: một Trung Quốc hồi sinh sẽ có ý nghĩa như thế nào đối với cả thị trường Trung Quốc và thế giới.

Khi cổ phiếu blue chip suy thoái

Do hậu quả của đại dịch và các yếu tố pháp lý khác, một số công ty có triển vọng và lâu đời nhất của Trung Quốc đã rơi vào vòng xoáy suy thoái trong vài năm. Có lẽ những cái tên nổi tiếng và uy tín nhất trong số này là Baidu, Tencent và tất nhiên là cả Alibaba. Những gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc này đã chứng kiến ​​giá cổ phiếu của mình bị "bay màu" từ 50% đến 75% so với mức cao nhất vào năm 2021. Và mặc dù không phải tất cả nỗi đau này đều được quy cho các lý do phong tỏa và hạn chế, nhưng chắc chắn một điều là chúng sẽ không giúp mang lại sự phục hồi.

Nhưng giờ đây, khi doanh số bán lẻ phục hồi, chúng ta bắt đầu thấy sự xuất hiện của những chồi xanh mới nhú của sự tăng trưởng. Thật vậy, giá cổ phiếu Baidu từ đầu năm đến nay đã tăng hơn 10% trong khi cổ phiếu Tencent và Alibaba tăng giá lần lượt là 8,5% và 4%. Người ta không thể không nghĩ rằng nếu sự tăng trưởng trong các lĩnh vực chính như bán lẻ và dịch vụ tiếp tục như dự kiến, thì điều này chắc chắn sẽ có lợi cho giá cổ phiếu của những công ty lớn này trên thị trường thương mại điện tử và dịch vụ từ xa của Trung Quốc. Trong khi nhiều nhà đầu tư phương Tây thận trọng một cách khôn ngoan khi đầu tư vào các công ty tại đại lục, ba ông lớn công nghệ của Trung Quốc là "lối đi" tương đối an toàn và dễ dàng để các nhà đầu tư tiếp cận với thị trường chứng khoán Trung Quốc.

Liệu tình trạng không rõ ràng về quy định hiện tại có khiến các cổ phiếu này giảm giá hay không thì vẫn chờ thời gian trả lời. Tuy nhiên, những bình luận mới nhất của Cục Quản lý Nhà nước về Điều tiết Thị trường (SAMR) cho thấy "cuộc trấn áp" có thể đã kết thúc khi SAMR nêu rõ trọng tâm chính của họ vào năm 2023 là duy trì "nền tảng an ninh phát triển" và tăng cường "hiệu ứng liên kết" với các thị trường quốc tế.

Vượt qua rào chắn tư tưởng

Trong khi tăng trưởng GDP trên mục tiêu ở Trung Quốc rõ ràng là một yếu tố tăng giá cho thị trường trong nước, thì đâu là tác động đối với chứng khoán Mỹ và châu Âu? Vâng, nước lên thì thuyền cũng lên — với việc Trung Quốc chiếm gần 1/5 GDP toàn cầu — điều gì tốt cho Bắc Kinh chắc chắn cũng sẽ mang lại lợi ích cho các nền kinh tế khác trên thế giới. Tuy nhiên, với phần lớn mức tăng trưởng sau phong tỏa này dự kiến sẽ chỉ giới hạn ở thị trường tiêu dùng tư nhân và bán lẻ, hiệu ứng lan tỏa tích cực có thể sẽ bị hạn chế đối với Hoa Kỳ và Châu Âu.

Trong một báo cáo gần đây, Fitch Ratings cho rằng sự bùng nổ lớn nhất có thể sẽ được gặt hái bởi những nền kinh tế "tích hợp chặt chẽ hơn với thị trường tiêu dùng Trung Quốc thông qua thương mại hàng hóa và du lịch". Theo lẽ đó, sự mạnh lên đồng thời của cả đồng đô la và đồng euro mà chúng ta đã thấy gần đây, cùng với sự phát triển điều độ hơn trong lĩnh vực sản xuất và công nghiệp của Trung Quốc, có thể dẫn đến tăng trưởng về xuất khẩu với giá cả cạnh tranh hơn. Điều này sẽ dẫn đến việc giảm chi phí đối với các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ và Châu Âu, qua đó sẽ cho phép họ tăng tỷ suất lợi nhuận và theo đó là tăng lợi nhuận. Vẫn còn sớm để kết luận, nhưng giả sử rằng các chính sách của ngân hàng trung ương phương Tây không trở nên cứng rắn hơn, hiệu ứng dây chuyền đối với cổ phiếu sản xuất của Mỹ và châu Âu có thể sẽ là đáng kể.

Đi tìm nguồn năng lượng

Nếu bạn hỏi bất kỳ nhà kinh tế học nào, họ sẽ nói với bạn rằng, bạn không thể phục hồi kinh tế nếu không có nguồn năng lượng dồi dào. Và ngay cả trong bối cảnh bùng nổ năng lượng tái tạo trong những năm gần đây, dầu và khí đốt vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Giờ đây, ai cũng biết rằng Nga và Trung Quốc đã củng cố quan hệ trước những căng thẳng địa chính trị gia tăng giữa lục địa Á-Âu và phương Tây. Với việc dầu mỏ và khí đốt của Nga đang chịu các lệnh trừng phạt nghiêm trọng và bị hạn chế về giá, Putin sẽ hài lòng với việc cung cấp dầu thô Urals với giá không thể thấp hơn cũng như Tập Cận Bình không thể hân hoan hơn khi đón nhận món quà này.

Tuy nhiên, Trung Quốc là một cường quốc công nghiệp khổng lồ và mức tiêu thụ hằng năm của nước này vào năm 2023 được dự đoán là hơn 11,8 triệu thùng/ngày, cao hơn 1 triệu thùng/ngày so với tổng sản lượng hằng ngày của Nga. Trong bối cảnh Nga cũng có các cam kết quan trọng với Ấn Độ và các quốc gia công nghiệp hóa lớn khác, Trung Quốc sẽ phải bù đắp phần nào sự thiếu hụt từ những nơi khác. Do đó, chúng ta có thể kỳ vọng giá dầu Brent và WTI sẽ tăng trong bối cảnh nhu cầu toàn cầu gia tăng và những hạn chế từ phía cung. Hơn nữa, như Fitch Ratings cũng lưu ý trong báo cáo nêu trên, nhu cầu về khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) tăng mạnh từ người dùng Trung Quốc "có thể làm gián đoạn quá trình giảm lạm phát trong đó năng lượng là yếu tố tiên quyết mà chúng tôi dự báo trong năm nay ở châu Âu, nơi các kho dự trữ khí đốt đã được tái xây dựng một phần thông qua việc gia tăng LNG nhập khẩu”. Hệ quả sau cùng của điều đó là giá năng lượng tăng cao hơn đối với nhiều người châu Âu và tình trạng đó có thể tiếp tục kéo dài trong mùa sưởi ấm tiếp theo.

Giao dịch cổ phiếu Trung Quốc và nhiều tài sản khác với Libertex

Bất kể bạn nghĩ thị trường toàn cầu đang đi theo chiều hướng nào, bạn sẽ luôn có thể bày tỏ quan điểm của mình với Libertex. Nhờ Libertex cung cấp các vị thế mua và bán CFD trên nhiều loại tài sản, từ chứng khoán Trung Quốc và Hoa Kỳ, cho đến dầu mỏ, khí đốt và ngoại hối, bạn chắc chắn sẽ tìm thấy một tài sản cơ bản ưa thích để giao dịch. Khi nền kinh tế Trung Quốc bước vào trạng thái phục hồi, người dùng Libertex có thể giao dịch CFD trên cổ phiếu Alibaba, TencentBaidu, cũng như các ETF như chỉ số iShares China Large Cap. Chúng tôi còn cung cấp giao dịch CFD cho các nguồn năng lượng, chẳng hạn như dầu thô BrentWTI và thậm chí cả khí đốt tự nhiên Henry Hub. Để tìm hiểu thêm thông tin hoặc tạo tài khoản cá nhân, hãy truy cập https://libertex.org/signup

Trải nghiệm sự phấn khích khi giao dịch!

Đăng ký tài khoản thử nghiệm với Libertex và tìm hiểu cách giao dịch