Skip to main content
oil-rising-tensions

Dầu tăng giá trở lại khi căng thẳng gia tăng

thứ 6, 02/02/2024 - 08:25

Sau cuộc khủng hoảng COVID-19, lạm phát sau đại dịch và thị trường đầy biến động, nhiều người đã đặt nhiều hy vọng vào năm 2024 và mong đợi một sự bình thường hóa vốn đã phải chờ đợi từ lâu. Thật không may, có vẻ như trước mắt chúng ta ngày càng có thêm nhiều bất ổn khi căng thẳng địa chính trị gia tăng ở cả châu Âu và Trung Đông.

Trong khi mọi thứ thực sự đang có lợi cho các nhà đầu tư chứng khoán và tiền mã hóa, thì hàng hóa lại khá trì trệ kể từ khi đạt mức tăng khổng lồ vào mùa hè năm 2022. Đáng chú ý, giá dầu khi đó đã đạt mức cao ngất ngưởng ở mốc 120 USD/thùng, trong khi giá Dutch TTF Natural Gas đạt đỉnh 330 EUR/MWh – gấp hơn mười lần mức giá hiện tại. Ngay cả Giá giao ngay khí đốt tự nhiên Henry Hub vốn ít biến động hơn cũng đã giảm khoảng 80%.

Tuy nhiên, sau nhiều biến động đi ngang, giá tài nguyên năng lượng đang có những bước tăng đáng kể. Giá dầu Brent tăng khoảng 5% lên 81 USD/thùng trong tháng qua, trong khi giá dầu ngọt nhẹ (Light Sweet) và WTI đều tăng gần 10% trong cùng kỳ. Các chỉ số khí đốt tự nhiên quan trọng cũng có mức tăng giá đáng chú ý, mặc dù mùa sưởi ấm sắp kết thúc. Nhưng lý do đằng sau sự trỗi dậy đột ngột này là gì và chúng ta có thể mong đợi tình hình sẽ tiến triển ra sao trong thời gian còn lại của năm?

Những thời khắc nguy hiểm

Không phải ngẫu nhiên mà đợt tăng giá dầu gần đây nhất gần như diễn ra trùng khớp với thời điểm tình trạng bất ổn ngày càng tăng ở khu vực giàu dầu mỏ - Trung Đông. Xung đột mới nhất giữa các nhà sản xuất lớn, Iran và Mỹ, là chất xúc tác đặc biệt mạnh mẽ. Mặc dù có nhiều cuộc thảo luận về điện khí hóa và chuyển đổi sang năng lượng xanh, dầu vẫn là huyết mạch của nền kinh tế thế giới, và mọi mối đe dọa tiềm tàng đối với nguồn cung đều ngay lập tức được cân bằng lại bằng việc tăng giá trên thị trường giao ngay.

Cuộc khủng hoảng hiện tại ở Đông Âu và các biện pháp liên quan đã cắt giảm đáng kể nguồn cung dầu thô, và đây đơn giản chỉ là yếu tố đổ thêm dầu vào lửa. Trong khi đó, nhu cầu thực tế đã tăng lên khi ngành công nghiệp Trung Quốc tiếp tục phục hồi. Đồng thời, các động thái của Yemen đã buộc các tàu chở hàng đến châu Âu phải đi vòng quanh vùng Sừng châu Phi (Horn of Africa) thay vì đi qua Kênh đào Suez, dẫn đến mức tiêu thụ nhiên liệu cao hơn đáng kể.

Rõ ràng, các yếu tố tự nhiên này chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định, nhưng luôn có nguy cơ là tình hình sẽ xấu đi trước khi cải thiện và tính không thể dự đoán của các yếu tố đó khiến việc đối phó với chúng trở nên khó khăn. Nhìn lại thời điểm khi cuộc chiến ở Syria bắt đầu vào năm 2010, chúng ta thấy rằng giá không đạt đỉnh cho đến ít nhất 18 tháng sau đó và giữ ở mức cao đến cuối năm 2014. Điều này cho thấy chúng ta có thể đang trong một chu kỳ thị trường giá tăng dài hạn.

Đừng quên OPEC

Việc thảo luận về các yếu tố tự nhiên đang diễn ra là điều nên làm, nhưng khi nói đến dầu mỏ, OPEC+ là bên có vai trò cực kỳ quan trọng trong cuộc chơi này. Trong khi nguồn cung có thể giảm và nhu cầu tăng, chúng ta phải nhớ rằng nhóm quốc gia sản xuất dầu mỏ trên thế giới này có tác động đáng kể đến nguồn cung thực tế. Chắc chắn tất cả chúng ta đều nhớ rằng Ả Rập Xê-Út và Nga đã đồng ý duy trì việc cắt giảm sản lượng tự nguyện lên tới 1,3 triệu thùng mỗi ngày trong suốt năm ngoái, và ngay khi thỏa thuận sắp hết hạn, hai gã khổng lồ của OPEC đã đồng ý gia hạn thỏa thuận này sang quý đầu tiên của năm 2024.

Trên thực tế, hai quốc gia này cũng đã thuyết phục các thành viên khác trong nhóm bổ sung mức cắt giảm 900.000 thùng/ngày. Điều này có nghĩa là tổng mức cắt giảm sản lượng tự nguyện do OPEC+ thực hiện, chiếm khoảng 40% tổng nguồn cung của thế giới, hiện lên tới 2,2 triệu thùng/ngày. Với sản lượng trung bình toàn cầu là 94 triệu thùng/ngày, rõ ràng bất kỳ thay đổi nào đối với sự cắt giảm tự nguyện này đều có thể dễ dàng ảnh hưởng đáng kể đến giá cả.

Một yếu tố quan trọng khác là khả năng nguồn cung nhiên liệu từ thị trường chợ đen có thể giúp giảm bớt mọi vấn đề về phía cung có thể phát sinh do tình hình địa chính trị ngày càng tồi tệ. Dầu thô của Nga, Iran và Venezuela đã phải chịu các lệnh trừng phạt quốc tế và mức giá trần trong một thời gian, tuy nhiên các quốc gia như Ấn Độ thường xuyên nhập khẩu dầu thô với giá ưu đãi để sau đó tinh chế thành các sản phẩm giá trị gia tăng rồi có thể bán ra tự do, từ đó lách được các biện pháp hạn chế kinh tế. Vì vậy, theo lý thuyết, để kiểm soát giá cả không tăng vọt, cần tăng cường nguồn cung một cách chiến lược nhằm đáp ứng nhu cầu tăng đột ngột. Tuy nhiên, cũng cần nhớ rằng giá cao lại là điều mà các thành viên OPEC+ mong muốn, nên khả năng giá tăng trong ngắn hạn sẽ vẫn cao. 

Giao dịch CFD dầu khí và nhiều tài sản khác với Libertex

Với Libertex, bạn có thể giao dịch CFD trên nhiều loại tài sản cơ sở - từ cổ phiếu, ETF, ngoại hối đến tiền mã hóa, kim loại và, tất nhiên, cả dầu và khí đốt. Giao dịch mua hoặc bán CFD trên dầu Brent, WTI, dầu thô ngọt nhẹ (Light Sweet) hoặc Khí tự nhiên Henry Hub. Để biết thêm thông tin hoặc tạo tài khoản cá nhân, hãy truy cập www.libertex.org/signup

Trải nghiệm sự phấn khích khi giao dịch!

Đăng ký tài khoản thử nghiệm với Libertex và tìm hiểu cách giao dịch