Skip to main content
currency-markets-dollar

Thị trường tiền tệ nóng dần khi giá đồng đô la chưa ổn định

thứ 5, 02/08/2024 - 15:16

Kể từ năm 2020, toàn cầu đã rơi vào tình trạng bất ổn tiếp diễn. Khi cuộc khủng hoảng vi-rút Corona kết thúc, thế giới bị ảnh hưởng bởi lạm phát phi mã, buộc các ngân hàng trung ương phải có các động thái mạnh mẽ để tăng lãi suất. Trong số đó, Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ được coi là tổ chức quản lý phản ứng nhanh và quyết liệt nhất. Việc hành động nhanh chóng này có vẻ như đã mang lại lợi ích bằng cách giảm lạm phát xuống mức gần mục tiêu mà không ảnh hưởng đến thị trường lao động hoặc chứng khoán. Điều này đương nhiên khiến đồng đô la mạnh lên nhanh chóng vào năm 2022, thậm chí đưa giá đồng bạc xanh đạt mức ngang bằng lịch sử với đồng euro và đạt mức cao nhất trong nhiều năm so với tất cả các đối thủ cạnh tranh sát sườn nhất của nó, từ đồng đô la Úc đến bảng Anh. 

Giờ đây, chỉ sau 18 tháng, đồng tiền quốc gia của Hoa Kỳ đang mất dần vị thế so với hầu hết các đồng tiền chính trên thế giới ở mức đáng báo động. Lợi suất trái phiếu kho bạc đang ở mức thấp nhất trong hai năm và có vẻ như việc bình thường hóa thị trường ngoại hối đang gần kề. Nhưng các yếu tố thúc đẩy những động thái này là gì và tác động đối với các nhà đầu tư tiền tệ là ra sao, cũng như các cặp tiền chính sẽ đi về đâu trong thời gian còn lại của năm 2024?

Tất cả đều là chính trị

Sau một chuỗi các đợt nâng lãi suất nhằm đối phó với tình trạng lạm phát, FED đã duy trì mức lãi suất ổn định trong vài tháng gần đây. Khi lạm phát đã được kiểm soát, có những đồn đoán về khả năng FED sẽ giảm lãi suất. Mặc dù Jerome Powell - Chủ tịch của FED - đã khẳng định rằng không nên kỳ vọng việc này sẽ xảy ra vào tháng Ba, nhưng theo ước tính của Công cụ FedWatch của CME Group, xác xuất của việc giảm lãi suất vào tháng Năm là 96%. 

Tuy nhiên, cần phải nhấn mạnh rằng, trong giai đoạn 2021-2022, cơ quan quản lý của Hoa Kỳ đã thực hiện việc tăng lãi suất một cách quyết liệt. Thậm chí hiện tại, mức lãi suất ở Mỹ vẫn cao hơn khoảng 1 điểm phần trăm so với khu vực đồng euro. Tuy nhiên, việc chuyển từ tăng lãi suất sang giảm lãi suất luôn gây ra những tác động tâm lý mạnh mẽ đến đồng tiền của mỗi quốc gia. Bằng chứng là tỷ giá cặp EUR/USD đã tăng gần 3% trong tháng qua, cho thấy thị trường đánh giá cao sức khỏe tổng thể của đồng đô la so với đồng euro.

Trong khi đó, lập trường của Ngân hàng Trung ương Anh (BoE), vốn thường xuyên theo sát các bước đi của FED và đã tăng lãi suất một cách mạnh mẽ, vẫn còn đó sự hiếu chiến. BoE chưa đưa ra bất kỳ cam kết cụ thể nào về việc giảm lãi suất hiện đang dao động từ 5,25%-5,5%, và điều này đã phản ánh qua việc giá đồng Bảng Anh giảm gần 5% kể từ tháng 11/2023. Ngược lại, Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA), giống như ECB, đã chỉ tăng lãi suất lên 4,35% trước khi chuyển sang chế độ "chờ và xem". Có vẻ như quyết định này đã ảnh hưởng tiêu cực đến sự tăng giá của đồng đô la Úc so với đồng đô la Mỹ, với việc tỷ giá AUD/USD giảm 5% xuống còn 0,65 so với đầu năm. Nếu việc cắt giảm lãi suất diễn ra trước tháng 5, chúng ta có thể kỳ vọng về sự ổn định trở lại của tỷ giá của những cặp ngoại tệ so với mức trước khi đại dịch xảy ra.

Không chỉ có ngân hàng

Ngoài tác động của chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương lớn, các biến động ở phần lớn phần còn lại của thế giới còn được thúc đẩy bởi các yếu tố khác mà chúng ta thường bỏ qua. Chẳng hạn, các nền kinh tế lớn như Trung Quốc và Ấn Độ rất nhạy cảm với các yếu tố trong nước, sự phát triển của thị trường hàng hóa và tâm lý của ngành công nghiệp toàn cầu. Đơn cử, đồng rupee đã đạt được một mức tăng khiêm tốn so với đồng đô la Mỹ nhờ vào bản báo cáo ngân sách quốc gia lạc quan với các mục tiêu thâm hụt tài chính và tổng vay nợ thấp hơn dự kiến cho năm tài chính bắt đầu từ ngày 1/4. Chỉ số PMI Sản xuất của cả Ấn Độ và Trung Quốc đều đã tăng trong hai tháng qua, đạt lần lượt 56,90 và 49,20, qua đó giúp duy trì sức mạnh tiền tệ quốc gia. Đồng Nhân dân tệ (NDT) của Trung Quốc cũng được thúc đẩy khi được sử dụng ngày càng rộng rãi như một loại tiền tệ giao dịch trên toàn cầu, dần chiếm lấy thị phần từ đồng đô la. Trong vòng hai năm, tỷ lệ sử dụng đồng NDT trong xuất khẩu của Nga đã tăng từ 0,4% lên 34,5%, và nỗ lực mở rộng khối BRICS có thể càng làm tăng thêm sức hấp dẫn của đồng NDT.

Trái lại, đồng yên Nhật, một đồng tiền trú ẩn truyền thống, đã có khoảng thời gian khó khăn trong hai năm qua. Không tăng lãi suất đủ mức, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã chứng kiến giá đồng yên giảm gần 25% kể từ tháng 1/2022. Theo sau bài phát biểu có phần cứng rắn hơn của Thống đốc Kazuo Ueda vào tháng 1 và sự tăng trưởng liên tiếp trong hai tháng của chỉ số PMI Sản xuất và Dịch vụ, tỷ giá cặp JPY/USD có vẻ sẽ tiến đến một bước ngoặt sau khi kiểm tra mức SMA 50 ngày. Như thường lệ, việc đa dạng hóa danh mục đầu tư là một chiến lược hợp lý để các nhà đầu tư ngoại hối tối đa hóa khả năng bảo vệ trước sự biến động của từng cặp tiền tệ nhất định.

Giao dịch CFD với Libertex

Libertex là nhà môi giới CFD từng đoạt nhiều giải thưởng, nơi khách hàng có thể giao dịch trên nhiều loại tài sản cơ bản từ cổ phiếu, hàng hóa và tiền mã hóa cho đến chỉ số. Với Libertex, bạn có thể giao dịch CFD trên EUR/USD, AUD/USD, GBP/USDUSD/JPY, bên cạnh US Dollar Index (Chỉ số đô la Mỹ). Để tìm hiểu thêm thông tin hoặc để tạo tài khoản cá nhân, hãy truy cập www.libertex.org/signup ngay hôm nay!

Trải nghiệm sự phấn khích khi giao dịch!

Đăng ký tài khoản thử nghiệm với Libertex và tìm hiểu cách giao dịch