Skip to main content
Farmer protests puts spotlight back on commodities 

Nông dân biểu tình khiến hàng hóa được chú ý trở lại

thứ 5, 02/15/2024 - 10:17

Nhiều người trong chúng ta nghĩ rằng mọi thứ sẽ trở lại bình thường sau khi đại dịch kết thúc. Nhưng chúng ta đã nhầm! Từ lúc đại dịch qua đi, chúng ta đã phải đối mặt với siêu lạm phát, giá năng lượng tăng cao, bất ổn địa chính trị, xung đột quốc tế, v.v. – những bi kịch chưa có hồi kết. Lần này, nông dân châu Âu lại một lần nữa đứng lên phản đối, trong đó các đợt biểu tình mới nhất đã khiến một số thủ đô lớn bị phong tỏa, bao gồm cả Brussels và Paris, cũng như một loạt các cửa khẩu biên giới quan trọng trên khắp Lục địa già.

Đây là một cuộc khủng hoảng đã hình thành từ lâu, nhưng có vẻ như chất xúc tác lớn cho những diễn biến mới nhất này là cái gọi là Thỏa thuận Xanh (Green Deal) của EU, trong đó đáng chú ý là việc các khoản trợ cấp bị cắt giảm, đặc biệt là đối với dầu diesel sử dụng cho nông nghiệp. Đối với nông dân, đây là một phép tính kinh tế đơn giản: chi phí đang tăng lên và có xu hướng tăng hơn nữa, tuy nhiên giá sản phẩm của họ lại giảm trong bối cảnh áp dụng miễn thuế đối với hàng nhập khẩu ngũ cốc giá rẻ của Ukraina.

Tuy nhiên, có vẻ như hành động của các nhà sản xuất nông nghiệp đang làm đảo ngược xu hướng này. Chỉ riêng trong tháng qua, giá lúa mì đã tăng 10% - vượt qua mức hỗ trợ quan trọng là 600 USD/giạ và có xu hướng tăng cao hơn nữa khi các cuộc biểu tình tiếp tục diễn ra. Với việc giá đã đạt mức 1.200 USD vào tháng 5/2022, hiện có rất nhiều khả năng để giá tăng thêm. Và với việc giá dầu tăng đồng thời gây ra bởi các yếu tố địa chính trị riêng biệt, các nhà đầu tư chắc chắn sẽ biết là nên xem xét tỷ trọng hàng hóa nông nghiệp và năng lượng trong danh mục đầu tư những tháng tới. Trong bài viết này, chúng ta sẽ xem xét một số yếu tố chính thúc đẩy hành động giá ở những thị trường này để dự đoán xu hướng giá trong thời gian còn lại của năm.

Thế giới bị chính trị chi phối

Mặc dù chỉ chiếm 4% lực lượng lao động châu Âu, nông dân đại diện cho một "bánh răng" quan trọng đóng vai trò không thể thiếu trong cỗ máy an ninh lương thực của châu Âu. Điều này ngày càng quan trọng khi căng thẳng toàn cầu gia tăng và Brussels cần phải nhận ra thực tế này. Có rất nhiều ồn ào trong giới chính trị xung quanh Đạo luật Công nghiệp Net-Zero (NZIA) và Thỏa thuận Xanh của châu Âu, nhưng nhiều nông dân lo ngại rằng các yêu cầu này là không thực tế và khó có khả năng mang lại kết quả. Các mục tiêu như giảm một nửa lượng thuốc trừ sâu, cắt giảm 20% lượng phân bón sử dụng, dành nhiều đất hơn cho mục đích phi nông nghiệp và tăng gấp đôi sản lượng hữu cơ lên 25% tổng diện tích đất nông nghiệp của EU — tất cả được dự kiến đồng thời vào năm 2032 — được các nhà sản xuất coi là hoàn toàn phi thực tế.

Ngoài ra, khoản trợ cấp trị giá 55 tỷ euro mỗi năm được gọi là chính sách nông nghiệp chung (CAP) đã và đang khuyến khích việc hợp nhất các trang trại và ủng hộ tình trạng nắm giữ lớn hơn. Trên thực tế, CAP đã khiến số lượng trang trại ở EU giảm hơn 1/3 kể từ năm 2005, dẫn đến sự tập trung lớn quyền sở hữu đất đai, với đòn bẩy tài chính quá mức trong khi tỷ suất lợi nhuận thấp buộc các trang trại phải tối đa hóa sản lượng, một mô hình kinh doanh rõ ràng là không hề thân thiện với môi trường. Với việc NZIA hiện đặt ra nghĩa vụ pháp lý về việc tuân thủ các mục tiêu net-zero này, thật khó để thấy làm thế nào các nhà sản xuất nông nghiệp của EU có thể tồn tại nếu giá các sản phẩm chủ yếu như lúa mì tăng vọt. Giải pháp hỗ trợ tạm thời bằng cách cho phép nhập khẩu giá rẻ từ Ukraine và các nước khác cuối cùng sẽ như tự mình hại mình và khiến châu Âu rơi vào trạng thái dễ bị tổn thương trong tình cảnh xung đột.

Họa vô đơn chí

Như chúng ta đã đề cập, sự thù địch gia tăng và mối đe dọa chiến tranh toàn cầu sẽ đặt vấn đề an ninh lương thực lên hàng đầu. Tuy nhiên, một tác động quan trọng khác của xung đột thế giới là giá năng lượng tăng cao, khiến tình cảnh như "giọt nước tràn ly" đối với người nông dân. Dầu, điện và khí đốt đều tăng giá mạnh trong vài tuần qua, trong đó giá dầu Brent và Dầu thô ngọt nhẹ (Light Sweet) tăng lần lượt 10% và 9%, đồng thời OPEC+ gia hạn việc cắt giảm sản lượng tự nguyện thêm một quý nữa. Giá hợp đồng tương lai khí đốt tự nhiên của Henry Hub có thể đang có xu hướng giảm, nhưng vẫn cao hơn đáng kể so với mức trước đại dịch, và nguồn cung an toàn, đáng tin cậy cho châu Âu vẫn chưa được đảm bảo. Các lao động nông nghiệp ở châu Âu hiện vẫn được trợ cấp chi phí dầu diesel, nhưng đó chỉ như "hạt muối bỏ bể" khi mà nhiều quốc gia đang hưởng giá dầu tại trạm bơm chỉ bằng khoảng 30% so với giá trung bình mỗi lít ở châu Âu.

Với việc Liên minh Châu Âu chuẩn bị rút dần hỗ trợ trợ cấp cho những nhiên liệu "bẩn" như dầu diesel, sẽ phải có một thay đổi nào đó xảy ra. Nếu không có bất kỳ yếu tố nào khác chi phối, kết quả duy nhất có thể xảy ra là giá nông sản sản xuất tại EU sẽ trở nên cao hơn. Tất nhiên, điều này không tính đến khả năng Brussels sẽ tiếp tục cho phép bán miễn thuế hàng nhập khẩu chất lượng thấp hơn từ các nước thứ ba. Tuy nhiên, đây sẽ là một yêu cầu khó khăn về mặt chính trị, xét đến tác động môi trường của quá trình sản xuất ở những quốc gia đó và sự tổn hại có vẻ như vô ích đối với các nhà sản xuất phụ thuộc vào Liên minh châu Âu. Trong bối cảnh này, có vẻ như có lý do để cả giá lúa mì lẫn giá dầu đều tăng trong ngắn hạn và duy trì ở mức cao.

Giao dịch CFD hàng hóa với Libertex

Libertex cung cấp nhiều loại CFD trên mọi tài sản, từ ngoại hối, cổ phiếu và ETF đến tiền mã hóa, kim loại và tất nhiên là cả hàng hóa. Với Libertex, bạn có thể mở nhiều vị thế CFD mua hoặc bán khác nhau đối với các mặt hàng nông sản như lúa mì, đậu nànhngô, cũng như các nguồn năng lượng như dầu thô Brent, WTILight Sweet cũng như khí tự nhiên Henry Hub. Để biết thêm thông tin hoặc tạo tài khoản cá nhân, hãy truy cập www.libertex.org/signup ngay hôm nay!

Trải nghiệm sự phấn khích khi giao dịch!

Đăng ký tài khoản thử nghiệm với Libertex và tìm hiểu cách giao dịch