Đối với nhiều người mua giữ cổ phiếu Hoa Kỳ, năm 2022 quả là một năm đáng quên. Trong thời kỳ đỉnh điểm của đại dịch với sự tăng trưởng không kiểm soát, đôi khi có cảm giác như thể cổ phiếu chỉ có thể tăng giá mà thôi. Nhưng, như thường lệ, dù sớm hay muộn thì bong bóng cũng phải vỡ… và nó đã vỡ toang. Không có gì đáng ngạc nhiên khi chính những công ty có mức tăng giá cổ phiếu cao nhất trong giai đoạn 2020-2021 lại chính là những người chịu thiệt hại nặng nề nhất. Cổ phiếu của nhiều công ty trong số này, chẳng hạn như Tesla, Meta (trước đây là Facebook) và Salesforce, dường như đã rơi tự do trong suốt 12 tháng qua khi việc giá sau thấp hơn giá trước đã là một điều bình thường.
Tuy nhiên, đây lại là một hiện tượng trên toàn cầu. Tại Trung Quốc, Alibaba, Baidu, Tencent và những công ty công nghệ mà giới đầu tư ưa thích khác cũng chịu chung số phận. Chứng khoán châu Âu cũng phải chịu ảnh hưởng nặng nề trong bối cảnh bất ổn địa chính trị đang diễn ra, chi phí năng lượng leo thang và lạm phát tăng vọt. Nhưng vào quý 3/4 năm 2022, tất cả đã thay đổi. Kể từ đó, những gã khổng lồ công nghệ của Trung Quốc đã tìm cách phục hồi gần 30% giá trị, trong khi DAX tăng giá hơn 20% trong cùng kỳ. Mặt khác, S&P 500 và Nasdaq lại tương đối lẹt đẹt, tăng không nổi 10%. Đằng sau sự trì trệ này là gì và liệu có phải điều đó có nghĩa là chứng khoán Mỹ hiện đã chạm đáy?
Đã lên ắt phải xuống
Ai cũng thấy rằng cổ phiếu công nghệ Hoa Kỳ nổi bật trong đợt thị trường bùng nổ 2020-2021. Từ mức thấp nhất vào tháng 3 năm 2020 là 6.879,50, chỉ số Nasdaq đã tăng hơn gấp đôi trong khoảng thời gian 18 tháng để đạt mức cao nhất mọi thời đại là 16.057. Nhưng một số cổ phiếu riêng lẻ như Tesla đã tăng giá cao hơn gấp nhiều lần so với mức này, cụ thể nhà sản xuất ô tô tương lai đã tăng trưởng hơn 1000% trong thời gian này. Nhìn qua lăng kính này — và khi nhìn nhận lại vấn đề — rõ ràng là những định giá này hoàn toàn không bền vững.
Chỉ cần một chấn động nhẹ thôi là toàn bộ tòa lầu mỏng manh này sẽ sụp đổ. Và điều đó cuối cùng đã xảy ra dưới hình thức lạm phát gia tăng và nhận thức chung rằng sự kết thúc của đại dịch sẽ không phải là liều thuốc chữa bách bệnh cho các vấn đề kinh tế gây nhức nhối suốt hai năm đóng cửa kéo dài như nhiều người đã hi vọng. Việc trốn chạy khỏi rủi ro hoàn toàn có thể dự đoán được đã xảy ra sau đó, dẫn đến những tổn thất nặng nề đối với các loại tài sản bị thổi phồng quá mức như tiền mã hóa và cổ phiếu công nghệ. Cổ phiếu Tesla đã trải qua một đợt suy giảm chậm và kéo dài, để rốt cuộc mất khoảng 70% giá so với mức cao nhất mọi thời đại. Một loạt những cái tên công nghệ khác cũng rơi vào cảnh ngộ tương tự; cả Meta, PayPal và Salesforce đều mất từ 60% đến 70% giá trị trong cùng thời kỳ.
Đã nghèo còn gặp eo
Nếu sự sụt giảm ồ ạt kể từ khi loại bỏ dần các biện pháp hạn chế vi-rút corona là chưa đủ tệ, thì mọi thứ dường như chỉ trở nên xám xịt hơn sau quý 4 năm 2021. Đầu tiên là tình trạng lạm phát mức hai con số lan rộng khiến giá cả mọi thứ từ nhu yếu phẩm tiêu dùng đến vật liệu công nghiệp đều tăng lên mức cao chưa từng thấy, buộc những người dân thường phải cắt giảm chi tiêu bằng mọi cách. Sau đó, chúng ta phải đối mặt với cuộc khủng hoảng năng lượng và sự leo thang nghiêm trọng của tình hình địa chính trị ở châu Âu. Đó là còn chưa kể đến bóng ma hiển hiện hơn bao giờ hết của một cuộc suy thoái toàn cầu.
Tất cả những điều này đương nhiên đã giáng thêm đòn đau vào một thị trường chứng khoán vốn đã suy yếu. Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên là kim loại quý vẫn tương đối ổn định. Kết quả là, không ai biết phải làm gì với tiền của mình, ngoài việc nắm giữ tiền mặt. Điều này đã hỗ trợ đồng USD và thực sự khiến nó trở thành công cụ hoạt động tốt nhất vào năm 2022. Một tác dụng phụ khác của điều này là các nhà đầu tư, cả nhóm nhỏ lẻ và nhóm tổ chức, đều đã sốt sắng tẩu tán đồng vốn của mình. Do đó, chúng ta sẽ luôn đạt đến thời điểm khi quá trình hình thành giá tự nhiên làm cho các tài sản rủi ro có giá trị tốt trở lại. Và đó chính xác là những gì đã xảy ra. Có lẽ loại tài sản dễ biến động nhất, tiền mã hóa, là tài sản đã bùng nổ tích cực trong tháng này. Sau khi mất gần 80% giá trị, BTC hiện đã tăng 35% giá kể từ đầu năm 2023 đến nay.
Dưới góc nhìn kỹ thuật
Như chúng tôi đã đề cập trước đó, S&P 500 và Nasdaq hầu như không thể tăng được nổi 10% từ mức thấp cục bộ. Trong khi đó, tiền mã hóa, chứng khoán Trung Quốc và thậm chí cả chứng khoán châu Âu trung bình tăng hơn 30% giá. Với việc nền kinh tế Hoa Kỳ đang tương đối an toàn và không bị ảnh hưởng bởi nhiều vấn đề đang gây khó khăn cho toàn cầu — và đặc biệt là châu Âu — sự cách biệt về "phong độ" này đơn giản là khó mà hiểu nổi.
Thật vậy, hầu hết các phân tích kỹ thuật đều cho thấy rằng giá cổ phiếu công nghệ Mỹ đã chạm đáy. Lấy Nasdaq 100 làm ví dụ, hầu như tất cả các phân tích kỹ thuật hiện có đều đánh giá nó thuộc nhóm “Mua mạnh”, với việc chỉ số RSI, tất cả các đường MA (5,10, 20, 50, 100, 200) và ADX đều dự đoán sẽ có tăng trưởng trong tương lai. Những người tham gia thị trường sẽ coi việc bứt phá qua mốc 11.500 là một tín hiệu tích cực, và với đường cong RSI cho thấy xu hướng tăng, chúng ta có lý do để hy vọng rằng xu hướng đảo ngược đang được khơi mào. Câu chuyện tương tự cũng xảy ra đối với các cổ phiếu riêng lẻ như Meta và TSLA, khi các nhà phân tích tại Investing.com đưa ra mục tiêu giá 12 tháng cho các cổ phiếu này lần lượt là 156,75 (+10%) và 199,60 (+38,20). Điều này làm cho các điểm vào lệnh hiện tại rất hấp dẫn đối với cả các chỉ số và các cổ phiếu công nghệ blue chip riêng lẻ.
Giao dịch theo xu hướng với Libertex
Libertex là nhà môi giới CFD cung cấp cả vị thế mua và vị thế bán trong một loạt các CFD cổ phiếu (bao gồm Tesla và Salesforce), ETF hay chỉ số... — tất cả đi kèm lợi thế của giao dịch có đòn bẩy — bạn có thể có dự đoán riêng của mình về hướng đi của thị trường mà không cần phải sở hữu tài sản thực nào cả. Với Libertex, bạn có thể giao dịch nhiều loại công cụ CFD trên một ứng dụng thân thiện với người dùng. Hãy dùng thử ứng dụng hoặc nền tảng giao dịch trực tuyến đã giành nhiều giải thưởng của chúng tôi và #TradeForMore (Giao dịch để vươn xa) với Libertex!