Skip to main content
inflation

FED dẫn đầu về lãi suất khi lạm phát tiếp tục giảm mạnh

thứ 6, 02/03/2023 - 15:48

Cách đây không lâu, dường như lạm phát là một đoàn tàu chở hàng bị mất lái, chực chờ phá hủy sức mua của thế giới trong nhiều năm tới. Tuy nhiên, nhờ một số động thái quyết liệt của các ngân hàng trung ương trên thế giới, con quái vật gây áp lực giá dường như một lần nữa lại được kiểm soát. Chỉ trong vòng hơn 12 tháng, Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ đã tăng lãi suất thực thêm hơn 400 điểm cơ bản (bps) lên các mức chưa từng thấy kể từ năm 2007. Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) của khu vực đồng euro đã tăng lãi suất cho vay của chính mình thêm 250 bps, trong bối cảnh Ngân hàng Anh quyết định tăng 300 bps so với cùng kỳ.

Tăng lãi suất để chống lạm phát là một trò chơi cổ điển xưa như trái đất của ngân hàng trung ương. Logic cơ sở là khi chi phí vay tiền tăng lên, giá trị của tiền mặt hiện có sẽ ổn định. Nguyên lý này là tuyệt vời về mặt lý thuyết, nhưng trong một thế giới với các khoản nợ đầm đìa như ngày nay, nó cũng gây rủi ro đáng kể cho nền kinh tế vĩ mô khi gánh nặng nợ của các doanh nghiệp và công dân bình thường trở nên trầm trọng hơn khi phải trả thêm các khoản lãi bổ sung. Hiện tại, chiến lược này dường như đang hoạt động tốt, nhưng chu kỳ tăng giá đang diễn ra này sẽ có những tác động gì đối với thị trường tiền tệ toàn cầu vốn đã căng thẳng?

Mệt mỏi với lạm phát

Rõ ràng rằng Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ đã chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trước áp lực giá và chắc chắn FED là ngân hàng có động thái quyết liệt nhất trong số ba ông lớn ngân hàng trung ương trên toàn cầu. Điều này chủ yếu là do FED đã có hành động quyết đoán hơn trong việc áp dụng mức lãi suất cao nhất ở thế giới phương Tây trước khi siêu lạm phát 2021-2022 bắt đầu. Ngoài ra, FED còn có lợi thế đặc quyền về an ninh năng lượng trong thời kỳ đặc biệt khó khăn đối với châu Âu. Do năng lượng được sử dụng để sản xuất mọi thứ nên việc giá năng lượng tăng từ 5 đến 10 lần có tác động rõ rệt hơn nhiều đối với chỉ số giá tiêu dùng của EU so với của Hoa Kỳ.

Dù trong trường hợp nào, cơ quan quản lý Hoa Kỳ đã làm đúng với kỳ vọng của các nhà phân tích vào hôm 1 tháng 2 năm 2023 khi tăng lãi suất thêm 25 bps để nâng lãi suất cho vay qua đêm lên trong khoảng 4,75-5%. Và trong khi Chủ tịch FED Jerome Powell lưu ý rằng chính sách thắt chặt tiền tệ đã có hiệu quả trong việc giảm áp lực giá, ông cũng tuyên bố rằng lạm phát "vẫn còn quá cao", qua đó cam kết "sẽ tiếp tục theo đuổi chính sách này cho đến khi đạt được mục đích". Tác động của việc này là làm tăng lợi suất trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ, với việc tín phiếu kho bạc 10 năm trượt 13 bps xuống mức thấp nhất trong 4 tháng là 3,4%. Trong khi đó, đồng đô la vẫn khá ổn định vì việc tăng lãi suất này ít nhiều đã được xem xét đầy đủ khi tính giá.

Lagarde trở lại đúng hướng

Cơ quan quản lý châu Âu đã nhận được một số lời chỉ trích vì quá ôn hòa với chính sách tiền tệ của mình khi EU phải đối mặt với lạm phát nghiêm trọng trong những tháng gần đây và vẫn thua xa các đối thủ cạnh tranh Mỹ và Anh từ 100-200 bps. Điều này là do sự kết hợp giữa xuất phát điểm thấp hơn sau nhiều năm duy trì mức lãi suất bằng 0 và sự cân nhắc kỹ lưỡng đối với những con nợ không có bảo đảm. Tuy nhiên, ECB đã thực hiện đúng lời hứa tăng lãi suất thêm 50 bps, nâng lãi suất chung lên 2,5%. Chủ tịch ECB Christine Lagarde thậm chí còn đi xa hơn khi cam kết tăng lãi suất "ít nhất một lần nữa" trước cuối năm nay và điều này chắc chắn sẽ mang lại phần nào an ủi cho phe diều hâu EU. 

Điều này cũng giúp chúng ta hiểu được phần nào về mục tiêu "lãi suất tối đa" của cơ quan quản lý khu vực đồng euro, mức mà Lagarde ban đầu đã tuyên bố là 3,5-3,75%. Hội đồng quản trị ECB cũng khẳng định rằng danh mục đầu tư APP sẽ giảm trung bình 15 tỷ euro mỗi tháng kể từ đầu tháng 3 cho đến cuối tháng 6 năm 2023, phù hợp với tuyên bố vào tháng 12. Đồng euro đã giảm giá nhẹ sau thông báo này, qua đó nhấn mạnh rằng một số người tham gia thị trường đang hơi nghi ngờ về việc điều này sẽ có thể đạt được trong trung hạn.

BoE tiếp tục giữ vững lập trường

Kể từ Brexit, Anh chắc chắn đã mắc nhiều sai lầm hơn đối với chính sách tiền tệ của người anh em bên kia bờ Đại Tây Dương so với chính sách tiền tệ của nhóm nước láng giềng châu Âu. Tuy nhiên, sẽ thật thiếu sót nếu bỏ qua việc Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) là ngân hàng trung ương lớn đầu tiên đã bắt đầu chuyển hướng sang chính sách thắt chặt sau đại dịch. Tuy nhiên, kể từ thời điểm đó, Vương quốc Anh đã bắt kịp cơ quan đồng cấp của Hoa Kỳ FED trong việc tăng lãi suất 50-75 bps. Như các nhà phân tích dự đoán, tháng Hai cũng không khác gì khi cơ quan quản lý của Vương quốc Anh thông báo họ đã tăng lãi suất cho vay thêm 25 bps. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích và nhà kinh tế sẽ tìm kiếm các tín hiệu để khẳng định rằng lần tăng lãi suất thứ 10 liên tiếp này sẽ là lần tăng lãi suất cuối cùng của BoE.

Một yếu tố gây nhiễu đối với Vương quốc Anh là tỷ lệ lạm phát của nó tương đối cao hơn so với Mỹ và tất nhiên, EU. Lạm phát vẫn ở mức trên 10% tại quốc đảo này, nơi duy trì lập trường diều hâu mạnh mẽ hơn so với các quốc gia đã giảm áp lực giá xuống mức một con số. Hiện tại, đồng bảng Anh vẫn ổn định, trong bối cảnh tác động của quyết định này phần lớn đã được thể hiện qua tỉ giá hối đoái của nó.

Tương lai cho ngoại hối

Năm vừa qua là khoảng thời gian có nhiều biến động bất thường đối với thị trường tiền tệ. Điều đó thể hiện rõ nhất qua việc tỷ giá EUR/USD đã có sự thay đổi mang tính lịch sử khi giá khi giá đồng đô la Mỹ đã vượt lên trên so với giá đồng euro trong một thời gian ngắn. Rất may, các chính sách hợp lý của ngân hàng trung ương ở cả hai bên bờ đại dương đã giúp đưa tỷ giá EUR/USD trở lại vùng giá quen thuộc (và ổn định) hơn. Khi môi trường địa chính trị và kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, dự kiến nhu cầu USD bất cân xứng sẽ biến mất, tạo điều kiện cho các đồng tiền chính khác phục hồi.

Sau khi chạm mức thấp nhất trong 20 năm qua vào tháng 9/2022, đồng tiền chung châu Âu đã tăng giá tháng tăng thứ tư liên tiếp khi giá năng lượng quay trở lại mức bền vững hơn và ECB vẫn duy trì lập trường diều hâu của mình. Tỷ giá EUR/USD hiện ở mức 1.10 và việc nó không có nhiều biến động trong bối cảnh diễn ra các quyết định lãi suất quan trọng này là một minh chứng cho triển vọng dài hạn của nó. Mặt khác, tỷ giá USD/GBP đã dịch chuyển một chút ngay sau những bình luận sau cuộc họp của Powell vào Thứ Tư, ngày 01/02/2023, nhưng rồi nhanh chóng giảm trở lại mức trước cuộc họp là 1.23 vào ngày hôm sau. Với việc tất cả các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới dường như có cùng quan điểm, chúng ta có thể mong đợi về một giai đoạn ổn định bình thường hơn trên thị trường ngoại hối.

Giao dịch với Libertex

Libertex rất giàu kinh nghiệm trong việc kết nối các nhà giao dịch với thị trường. Với hơn 51 cặp tiền tệ CFD, bao gồm cả hai cặp tiền tệ chính quan trọng — EUR/USDGBP/USD — đảm bảo bạn sẽ tìm được một cặp tiền tệ mà mình yêu thích. Ngoài ra, nhờ việc Libertex cung cấp cả vị thế mua lẫn bán, nên bạn có thể giao dịch theo bất cứ hướng nào mà bạn nghĩ thị trường đang dịch chuyển.. Hãy thử nền tảng từng đoạt nhiều giải thưởng của chúng tôi bằng cách truy cập www.libertex.org

Trải nghiệm sự phấn khích khi giao dịch!

Đăng ký tài khoản thử nghiệm với Libertex và tìm hiểu cách giao dịch