Skip to main content
oil-adrift

Dầu "dạt trôi" khi xuất hiện thị trường kép

thứ 5, 03/09/2023 - 11:19

Dầu mỏ là huyết mạch của nền kinh tế toàn cầu. Không có nó, không thể lưu thông hoặc thậm chí là không sản xuất được hàng hóa; mọi người không thể đi lại từ nhà đến nơi làm việc hoặc cửa hàng; và thực phẩm không thể được trồng trọt, đóng gói hoặc vận chuyển. Do đó, không phải ngẫu nhiên mà giá dầu có tương quan trực tiếp với sức khỏe và sự thịnh vượng của nền kinh tế. Một ví dụ điển hình của điều này là vào tháng 3 năm 2020, sau khi COVID ập tới, thời điểm mà giá dầu thô Brent gần như chuyển sang mức âm. Các quốc gia bị phong tỏa, các nhà máy thì đóng cửa và việc đi lại trong nước bị hạn chế nghiêm trọng. Tất nhiên, đó là quy luật cung và cầu cơ bản. Không ai cần tới nhiên liệu, vì vậy giá của nó rớt thảm hại. Nhưng như một câu thành ngữ nổi tiếng, "cái gì đi xuống thì cũng phải đi lên".

Sau hai năm chao đảo với chính sách khóa cửa thời đại dịch và áp lực từ phía cung, giá dầu dường như đang ổn định, với việc giá dầu thô Brent đang dẫn đầu thị trường, hiện ở mức khoảng 82,30 USD/thùng (số liệu tới ngày 27/02/2023). Tuy nhiên, con số này vẫn cao hơn nhiều so với mức trung bình mười năm và — với tình trạng lạm phát cao hơn mức mục tiêu cùng tình trạng bất ổn chung — nó cho thấy những trở ngại nghiêm trọng đối với các ngành sản xuất và vận tải, cũng như toàn bộ nền kinh tế. Trong bối cảnh các ngân hàng trung ương tiếp tục tăng lãi suất và các quốc gia sản xuất dầu tìm cách cân bằng giữa cung và cầu, năm 2023 sẽ trở thành một năm quan trọng đối với nguồn năng lượng này. Giờ thì không cần bàn cãi thêm nữa, chúng ta hãy xem điều gì đang gây ra sự bất ổn về giá cả hiện tại và cố gắng dự đoán biến động có khả năng xảy ra nhất đối với loại hàng hóa quan trọng này trong tương lai.

Nhu cầu lên xuống trong bối cảnh dữ liệu ảm đạm

Thế giới vẫn chưa hồi phục hoàn toàn sau cuộc khủng hoảng vi-rút corona năm 2020. Mọi thứ có vẻ như đã trở lại bình thường, nhưng hậu quả kinh tế của cuộc khủng hoảng toàn cầu chưa từng có này vẫn còn đậm nét. Lạm phát tràn lan do nới lỏng định lượng quá mức trong giai đoạn cấp bách của đại dịch đang thúc đẩy tất cả các mặt hàng, bao gồm cả dầu mỏ. Tuy nhiên, việc này gây ra tác dụng phụ là sức mua giảm sút và tâm lý người tiêu dùng rất dễ thay đổi, dẫn đến việc các nhà sản xuất phải thường xuyên điều chỉnh sản lượng sản xuất. 

Trên thực tế, biểu đồ đường điển hình về đơn đặt hàng lâu bền là một bức tranh lên lên xuống xuống không có gì đặc trưng vào năm 2022. Kể từ tháng 2 năm 2022, 4 trong số 11 tháng được nghiên cứu cho thấy giá cả đều sụt giảm, với khoảng thời gian 4 tháng từ tháng Ba đến tháng Sáu là giai đoạn tăng mạnh liên tục nhất của năm. Thật trùng hợp (mà cũng có thể không), chính trong cùng thời kỳ này, giá dầu đã đạt mức tối đa cục bộ trong tháng 6 là hơn 120 USD/thùng. Trong khi đó, chỉ số PMI ISM của Hoa Kỳ đã giảm liên tục từ 58,6 xuống 47,4 trong cùng khung thời gian, sau khi trải qua ba tháng vừa qua có giá dưới mức đáy quan trọng là 50. Không có gì ngạc nhiên khi diễn biến của giá dầu hầu như phản ánh hai chỉ số này, với việc giá dầu thô Brent giảm dần và đã mất gần 35% giá trị kể từ tháng Sáu. Chúng ta vẫn chưa biết liệu môi trường kinh doanh có được cải thiện hay không, nhưng nếu có, thì chúng ta có thể kỳ vọng giá dầu sẽ tăng. 

Ở Trung Quốc, mọi thứ đều rẻ hơn

Chính sách phong tỏa toàn diện zero COVID vốn bị chỉ trích nhiều của ĐCSTQ đã khiến quốc gia này bị tụt hậu nghiêm trọng trong phần lớn thời gian năm 2022, dẫn đến mức tiêu thụ dầu của cả người tiêu dùng thông thường và ngành công nghiệp lớn đều giảm nghiêm trọng. Tuy nhiên, tình hình hiện có vẻ đang được bình thường hóa ở Trung Quốc. Các nhà phân tích đang dự đoán nhập khẩu dầu của gã khổng lồ châu Á sẽ đạt mức cao kỷ lục vào năm 2023 trong bối cảnh nhu cầu vận chuyển tăng và các nhà máy lọc dầu mới của Trung Quốc đi vào hoạt động. Thật vậy, nhà phân tích thị trường kỳ cựu của OANDA Craig Erlam đã tuyên bố rằng sự lạc quan về Trung Quốc thời hậu corona — quốc gia nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới — có thể liên quan đến mức tăng mà chúng ta đang thấy ở dầu thô.

Trung Quốc và Ấn Độ đã trở thành những nước nhập khẩu dầu lớn của Nga trong bối cảnh phương Tây trừng phạt, cấm vận và áp giá trần đối với thành viên OPEC+ này. Tương tự tại Ấn Độ, thống kê về nhập khẩu dầu thô của chính phủ đã đạt mức cao nhất trong 6 tháng vào tháng Giêng. Về cơ bản, sự bất ổn địa chính trị ở châu Âu và các biện pháp liên quan áp đặt lên dầu của Nga đã khiến xuất hiện đồng thời hai kiểu thị trường. Theo đó, giá dầu thô Urals hiện ở mức khoảng 49,70 USD/thùng, tức giảm mạnh trung bình tới 40% so với giá dầu Brent. Đối với các quốc gia không phải theo lệnh trừng phạt như Trung Quốc và Ấn Độ, đây là một cú hích lớn, có nghĩa là họ không chỉ có thể đáp ứng nhu cầu tiềm năng cao vào năm 2023 mà còn có thể tiết kiệm hàng tỷ đô la chi phí vận chuyển và sản xuất. Tuy nhiên, với việc Nga giảm sản lượng trong tuần này, chúng ta có thể sớm thấy cả Urals và Brent đều tăng giá trong ngắn hạn và trung hạn.

Các chỉ số kỹ thuật nói gì?

Các phân tích kỹ thuật cũng cho ra kết quả tương tự như các phân tích cơ bản mà chúng ta đã đề cập. Cả dầu Brent và WTI đều có các tín hiệu trái ngược nhau và có vẻ như chúng ta sẽ cần thấy một chuyển động thuyết phục theo một hướng nhất định nào đó trước khi xuất hiện bất kỳ tín hiệu thực sự khả thi nào. Biểu đồ hằng tuần và hằng tháng về giá của hai loại dầu thô lớn của Hoa Kỳ dường như dao động từ bán đến bán mạnh, mặc dù chỉ báo MACD cho cả hai khung thời gian này cho thấy một điều khá khó hiểu rằng giá hiện tại lại phản ánh tín hiệu tích cực đối với những người nắm giữ dài hạn.

Tuy nhiên, nếu chúng ta chuyển sang các biểu đồ hằng ngày, 5 giờ và 1 giờ, một bức tranh hoàn toàn khác sẽ xuất hiện. Số lượng chỉ báo tín hiệu Mua tăng theo cấp số nhân khi chúng ta giảm khung thời gian của biểu đồ. Chẳng hạn, ở biểu đồ 1 giờ, RSI, MACD, ADX, CCI và Bull/Bear Power đều có tín hiệu khuyến nghị mua. Do đó, có vẻ như các nhà giao dịch trong ngày chắc chắn có thể cân nhắc mua cả Brent và WTI ở mức giá hiện tại. Đối với các nhà đầu tư dài hạn, việc áp dụng phương pháp chờ đợi sẽ là khôn ngoan cho đến khi chúng ta có một số thông tin rõ ràng rất cần thiết về một số nguyên tắc cơ bản nêu chi tiết ở trên.

Giao dịch CFD trên dầu với Libertex

Libertex là một nhà môi giới CFD giàu kinh nghiệm nổi tiếng với mức phí hoa hồng thấp, mức chênh lệch hẹp và ứng dụng giao dịch đạt nhiều giải thưởng. Ngoài CFD trên Ngoại hối, cổ phiếu và ETF, Libertex còn cung cấp các vị thế CFD trong nhiều loại hàng hóa năng lượng, bao gồm Dầu thô WTI, Dầu BrentDầu thô ngọt nhẹ. Nhờ việc Libertex cho phép bạn mở các vị thế mua hoặc bán đối với bất kỳ công cụ có thể giao dịch nào trên nền tảng này, dù bạn tin rằng thị trường đi theo hướng nào cũng không thành vấn đề. Để biết thêm thông tin hoặc để mở tài khoản thực của riêng bạn, hãy truy cập www.libertex.org và gia nhập cộng đồng khách hàng đông đảo của Libertex trên toàn thế giới.

Trải nghiệm sự phấn khích khi giao dịch!

Đăng ký tài khoản thử nghiệm với Libertex và tìm hiểu cách giao dịch