Skip to main content
Fed sharpens scissors for September slash

FED chuẩn bị cắt giảm lãi suất vào tháng Chín

thứ 6, 08/16/2024 - 14:47

Đối với người Mỹ — và, thực tế là, nhiều quốc gia phương Tây — những ngày lãi suất gần bằng 0 dường như đã là quá khứ xa xôi. Thời kỳ hậu đại dịch đã khiến các ngân hàng trung ương trên thế giới tăng lãi suất mạnh mẽ, và chúng ta đã chịu đựng mức lãi suất trên 5% trong suốt hai năm qua. Mặc dù vậy, điều đáng ngạc nhiên là trong môi trường lãi suất cao này, giá hai chỉ số lớn của Mỹ, S&P 500 và Nasdaq 100, đã tăng gần 50% kể từ tháng 6/2022. Lạm phát đã được kiểm soát phần lớn, và ngay cả thị trường lao động cũng ổn định, bất chấp chi phí tài chính tăng cao.

Tuy nhiên, hiện tại mọi thứ đang thay đổi, và việc cắt giảm lãi suất được mong đợi nhiều dường như cuối cùng cũng sắp diễn ra. Thực tế, nhiều người cho rằng Powell đã có thể cắt giảm lãi suất sớm hơn trong tháng này nếu ông nắm rõ hơn về ý nghĩa của hai báo cáo kinh tế vĩ mô quan trọng: chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và báo cáo việc làm phi nông nghiệp. Nhưng điều gì đã khiến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) rốt cuộc cũng đã phải chuyển sang chính sách tiền tệ mềm mỏng hơn? Và điều này sẽ có tác động ra sao đến thị trường chứng khoán ở Mỹ và toàn cầu? Hãy tìm hiểu câu trả lời trong bài viết này.

Chờ để xem

Quan điểm của FED trong suốt hơn một năm qua là họ đang "chờ để xem" diễn biến của các chỉ số kinh tế vĩ mô rộng hơn — chủ yếu là về lạm phát và thị trường lao động — để rồi mới cân nhắc xem có nên cắt giảm lãi suất hay không. Tuy nhiên, có vẻ như giờ FED đã "xem" đủ. Dấu hiệu đầu tiên xuất hiện ở báo cáo việc làm phi nông nghiệp tuần trước, cho thấy chỉ có 114.000 việc làm được tạo ra trong tháng 7, trong khi tỷ lệ thất nghiệp tăng lên 4,3% từ mức 4,1% vào tháng 6. Báo cáo việc làm tệ hơn mong đợi đã dẫn đến một đợt bán tháo mạnh trên Phố Wall, trong đó chỉ số S&P 500 và Nasdaq 100 mất trung bình 8% giá từ ngày 31/7 đến 4/8, song sau đó chúng đã cơ bản phục hồi nhờ kỳ vọng về một đợt cắt giảm lãi suất sắp diễn ra.

Một yếu tố mang tính quyết định đã xảy ra vào ngày 14/8, khi báo cáo CPI cho thấy lạm phát hằng năm đã giảm xuống còn 2,9%. Đây là lần đầu tiên chỉ số này giảm xuống dưới 3% kể từ năm 2021. Như Scott Anderson của BMO Capital đã nhận xét: "Báo cáo này cho thấy sự tiến triển liên tục hướng tới các mục tiêu về lạm phát của FED." Mặc dù Scott đồng ý rằng "không có yếu tố nào trong báo cáo này sẽ ngăn cản việc FED cắt giảm lãi suất vào tháng 9," song ông cũng cho rằng "kỳ vọng của thị trường về một đợt cắt giảm lớn hơn vẫn còn là một điều gì đó xa vời". Vì lý do này, chúng ta nên mong đợi một đợt cắt giảm ở mức 0,25% hơn là 0,50%, nhưng dù sao đây cũng là một bước đi đúng hướng.

Động lực cho cổ phiếu?

Chí ít là khi thoạt nhìn, có vẻ như báo cáo CPI là tích cực và các thống kê về việc làm không mấy ấn tượng đã thuyết phục thị trường rằng việc cắt giảm lãi suất là điều gần như chắc chắn sẽ xảy ra. Tính đến hôm nay, hai chỉ số lớn đã có bốn phiên tăng liên tiếp, đây là chuỗi tăng tốt nhất trong năm ngày của Nasdaq và S&P 500 kể từ tháng 11/2023. Hai chỉ số chính này đã tăng giá lần lượt 5,09% và 3,86% trong 5 ngày giao dịch vừa qua, phục hồi gần như toàn bộ các mức giảm xảy ra vào đầu tháng 8. Rõ ràng, những mức tăng mới này ít nhất cũng một phần do thị trường đang lường tính trước việc cắt giảm lãi suất của FED vào tháng 9.

Câu hỏi bây giờ là thị trường đã đoán định ra sao cho việc cắt giảm lãi suất này và thực tế Powell sẽ cắt giảm tới mức nào. Nếu Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) công bố cắt giảm 50 điểm cơ bản tại cuộc họp vào tháng 9, giá cổ phiếu có thể bị đẩy lên cao hơn, nhưng điều này sẽ không xảy ra nếu thị trường đã lường trước được việc này. Nếu FED chỉ cắt giảm 25 điểm cơ bản, có thể sẽ xảy ra một đợt bán tháo trên thị trường. Các nhà giao dịch trái phiếu cho rằng có 47% xác suất rằng lãi suất sẽ giảm xuống ngưỡng mục tiêu 4,50%–4,75% vào cuộc họp ngày 18/12, tương đương mức giảm gấp 3 lần 0,25% so với hiện tại. Tuy nhiên, hồi đầu năm, thị trường đã có chung nhận định rằng sẽ có "4 hoặc 5" đợt cắt giảm lãi suất tính tới cuối năm 2024. Với việc điều này gần như không thể xảy ra, thực tế rằng thị trường chưa điều chỉnh đáng kể là một dấu hiệu tốt của "tâm lý đám đông" lành mạnh trên Phố Wall. 

Giao dịch CFD cổ phiếu với Libertex

Libertex cung cấp CFD trên một loạt các tài sản cơ sở, từ ngoại hối, kim loại và tiền mã hóa đến ETF, chỉ số và tất nhiên là cả cổ phiếu. Với Libertex, bạn có thể giao dịch các chỉ số chính của Hoa Kỳ, Nasdaq 100, S&P 500Dow Jones Industrial Average (Chỉ số Trung bình Công nghiệp Dow Jones), cũng như nhiều ETF quốc tế và cổ phiếu riêng lẻ. Để biết thêm thông tin, hãy truy cập www.libertex.org/signup và tạo tài khoản cá nhân ngay hôm nay.

Trải nghiệm sự phấn khích khi giao dịch!

Đăng ký tài khoản thử nghiệm với Libertex và tìm hiểu cách giao dịch