Cách đây không lâu, các nhà phân tích thị trường và nhà kinh tế dường như đều có chung niềm tin rằng thế kỷ này rồi cùng sẽ là của Trung Quốc. Họ cho rằng quy mô lãnh thổ, dân số và công nghiệp khổng lồ của quốc gia này đơn giản là không có đối thủ. Như vậy thì chắc chắn là các công ty đang thúc đẩy cuộc chinh phạt kinh tế này sẽ thu được mức lợi nhuận khổng lồ từ cổ phiếu. Nhưng nếu lấy năm qua làm ví dụ thì có vẻ mọi thứ dường như không phải vậy.
Khi người dân Trung Quốc trở về sau kỳ nghỉ Tuần lễ Vàng trong tuần này, họ nhận thấy chứng khoán của cả đại lục và Hồng Kông đều giảm sâu hơn nữa dù trước đó đã trượt dốc thảm hại xuống các mức đáy người ta chưa từng thấy. Thật vậy, cổ phiếu Shanghai Composite (SSE) giảm giá gần 20% so với đầu năm, trong khi Hang Seng giảm 30% so với cùng kỳ. Nhưng điều gì đang gây ra "cuộc đua đến đáy" này, và các nhà giao dịch cũng như nhà đầu tư có thể làm gì để bảo vệ hoặc thậm chí tăng vốn của họ trong những thời điểm bấp bênh này?
Zero COVID = không tăng trưởng
Rõ ràng ai trong chúng ta cũng đã nghe về tất cả những câu chuyện kinh khủng và phi lý liên quan đến những gì có lẽ đã trở thành chính sách sai lầm nhất của Trung Quốc. Câu chuyện gần đây nhất trong số này xảy ra vào tháng trước khi những người thực thi lệnh phong tỏa đã hành động quá cứng nhắc khi ngăn cản người dân thành phố Thành Đô sơ tán khỏi các khu chung cư cao tầng trong lúc diễn ra trận động đất 6,8 độ richter. Tuy nhiên, không nơi nào mà tác động của chính sách sai lầm này được cảm nhận nhiều hơn là nền kinh tế của đất nước này. GDP của Trung Quốc thực tế đã giảm 2,6% trong quý 3 năm 2022, chững lại quá xa so với mục tiêu tăng trưởng hằng năm là 5,5%.
Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp ở giới trẻ lên tới 19,3% vào tháng 6 năm nay do nhiều doanh nghiệp ngừng tuyển dụng cho các vị trí việc làm mới ở cấp độ đầu vào cho đến khi tình hình bất ổn do vi-rút corona trở nên khá hơn. Giống như ở phương Tây, các lĩnh vực du lịch và giải trí đã hoàn toàn suy tàn do tình trạng phong tỏa thường xuyên và toàn diện của các thành phố, đồng thời ngay cả lĩnh vực công nghệ và sản xuất cũng bị ảnh hưởng do mức tiêu thụ thấp hơn mà nỗi đau kinh tế gây ra. Ví dụ, Baidu (BIDU) đã chứng kiến hoạt động kinh doanh tiếp thị trực tuyến của mình giảm sút 6,5%, trong khi Alibaba (BABA) cũng gặp phải tình trạng tương tự. Theo đó, cả hai cổ phiếu tên tuổi này đều giảm giá lần lượt là 27% và 38% so với đầu năm.
Căng thẳng địa chính trị bùng phát
Các cuộc tập trận hải quân và các chuyến thăm chính thức tới Đài Loan đã khiến mối quan hệ Mỹ-Trung gần đây trở nên khá căng thẳng. Mặc dù Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã trấn an người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị rằng chính sách "Một Trung Quốc" của Mỹ không thay đổi, nhưng thật dễ dàng để đoán được Bắc Kinh có thể coi các hành động gần đây của Washington là tín hiệu ngược lại ra sao. Trong bối cảnh cuộc chiến thương mại do Mỹ dẫn đầu với Trung Quốc đang leo thang, vào đầu tháng 10, các biện pháp kiểm soát xuất khẩu vô cùng hà khắc mà Mỹ đưa ra sẽ ngăn các công ty Trung Quốc tiếp cận các công cụ và linh kiện sản xuất chip mới nhất. Mục đích của chính sách này theo như Mỹ đã công bố là ngăn Trung Quốc phát triển các công nghệ AI thế hệ tiếp theo, và một số người đã gọi đây là "một hành động chiến tranh kinh tế". Hiện tại, Mỹ đã hạn chế bán một số linh kiện nhất định cho công ty sản xuất bán dẫn SMIC (giảm gần 20% so với đầu năm) kể từ năm 2020, nhưng những quy định mới này đã thắt chặt hơn hạn chế đó.
Với việc Biden không loại trừ việc cung cấp viện trợ quân sự cho Đài Loan nếu quốc đảo này quyết định tuyên bố độc lập, chúng ta không thể loại bỏ khả năng xảy ra một cuộc "chiến tranh mượn tay giết người" (proxy war) toàn lực trong tương lai. Thật vậy, trong một cuộc điện đàm với Tổng thống Biden, Tập Cận Bình đã phải nói rõ rằng "những ai đùa với lửa sẽ bỏ mạng vì nó".
Vậy sắp tới tình hình sẽ ra sao?
Mặc dù sắp tới mọi thứ có thể trông ảm đạm trước thực trạng trên, nhưng không đến mức hết mọi hi vọng đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này. Hiệu suất gần đây của các công ty công nghệ tiêu dùng lớn nhất của Trung Quốc có thể trông bết bát, nhưng tin tốt là tiềm năng tăng giá cho những công ty như Alibaba, Baidu và Tencent sẽ hầu như là vô hạn. Với mức giá hiện tại của chúng lần lượt là 75 USD, 103 USD và 32 USD, chứng khoán ADR của những gã khổng lồ châu Á này đang ở mức giá của những năm đầu đến giữa những năm 2010. Trong khi có những lo ngại về việc hủy bỏ niêm yết, tất cả các công ty này đều là những tên tuổi lớn trong các ngành công nghiệp tương lai như điện toán đám mây và AI, và điều đó khiến người ta cho rằng sớm muộn gì cũng sẽ tạo ra được các kết quả kinh tế tích cực.
Ngoài ra, các biện pháp trừng phạt của Mỹ tuy mạnh mẽ là thế, nhưng tác động của chúng lên Trung Quốc vẫn rất kém hiệu quả. Xét cho cùng, Trung Quốc có thị trường nội địa hơn một tỷ dân và duy trì quan hệ tốt với một thị trường có quy mô tương tự khác là Ấn Độ. Đặc biệt, các biện pháp trừng phạt về xuất khẩu chip trên thực tế lại làm cho hoạt động kinh doanh của SMIC phát triển hơn thay vì thu hẹp, với việc nhu cầu gia tăng ngay từ thị trường nội địa của Trung Quốc và các quốc gia đang phát triển, qua đó lấp đầy bất kỳ khoảng trống nào mà Mỹ để lại. Cân nhắc về tất cả những điều trên, chúng ta có thể thấy rằng giá của các cổ phiếu này có vẻ như là những cơ hội mua có một không hai trong thập kỷ này. Chỉ thời gian mới trả lời được mà thôi.
Giao dịch CFD cổ phiếu Trung Quốc với Libertex
Libertex là một nhà môi giới nổi tiếng, cung cấp cả vị thế mua và bán trên các CFD như Alibaba, Tencent, Baidu và Quỹ ETF iShares China Large Cap, vì vậy bạn có thể đầu tư theo bất kỳ hướng nào mà bạn nghĩ rằng thị trường Trung Quốc đang dịch chuyển. Libertex còn cung cấp nhiều loại CFD hàng hóa, tiền tệ, quyền chọn và thậm chí cả tiền mã hóa nếu bạn ít quan tâm đến cổ phiếu. Để biết thêm thông tin hoặc để tạo một tài khoản cá nhân, chỉ cần truy cập www.libertex.org