Skip to main content
stocks-falter

Chứng khoán chênh vênh sau khi đạt mức cao mới mọi thời đại

thứ 5, 03/14/2024 - 12:48

Trước sự ngạc nhiên của nhiều nhà phân tích và hoàn toàn trái ngược với hiểu biết truyền thống và hiệu suất trong lịch sử, chứng khoán Mỹ đã đi trên một quỹ đạo tích cực bất ngờ kể từ tháng 1/2023. Bất chấp mức lạm phát cao nhất trong thời gian gần đây, tình hình địa chính trị dường như ngày càng xấu đi, và sự quan tâm đến cổ phiếu bị suy giảm từ các nhà đầu tư cá nhân được cho là thiếu tiền mặt, ba chỉ số chính của Hoa Kỳ là S&P 500, Nasdaq 100 và Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones đều đã ghi nhận mức cao mới mọi thời đại lần lượt là 5.147,23 USD, 18.079,65 USD và 38.843,24 USD. 

Tuy nhiên, chúng ta đã gặp trở ngại đầu tiên trong tuần này khi Nvidia, con cưng AI, mất giá hơn 10% chỉ trong một ngày giao dịch. Mặc dù chúng tôi đã thấy một phần tình trạng này đã phục hồi trong thời gian khá ngắn và tác động đối với ngay cả chỉ số thiên về công nghệ Nasdaq cũng chỉ bị hạn chế ở mức dưới 2,5%, tuy nhiên đó vẫn là một dấu hiệu cho thấy chu kỳ tăng giá này cũng mong manh như bất kỳ chu kỳ nào khác.

Như mọi khi, các yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến biến động thị trường đến năm 2025 không chỉ giới hạn ở bất kỳ mã cổ phiếu cụ thể nào. Từ dữ liệu việc làm đến lạm phát, cho đến cái được gọi là "sự thiết lập lại rủi ro", những yếu tố cơ bản ảnh hưởng và các luận điểm tiềm năng ủng hộ hoặc phản đối sự tiếp tục của chu kỳ tăng giá cổ phiếu này đều đa dạng và phong phú. Vậy, các yếu tố đó là gì và chúng có khả năng ảnh hưởng đến giá cổ phiếu như thế nào trong trung và dài hạn?

Đầu mối nằm ở các chỉ số

Như chúng ta đã đề cập, sự sụt giảm giá cổ phiếu trong tuần này diễn ra đồng thời với việc công bố số liệu thị trường lao động của tháng 2 – thông tin được theo dõi sát sao để suy đoán về động thái tiếp theo về lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ. Mặc dù chúng ta thấy số lượng việc làm mới được tạo ra là vượt trội, với 275,000 việc làm được thêm vào trong tháng 2 (so với dự báo là 198,000), song cũng có một số dấu hiệu cho thấy thị trường lao động nóng bất thường này bắt đầu hạ nhiệt. Tỷ lệ thất nghiệp tăng 0,2 điểm phần trăm lên 3,9%, mức tăng trưởng tiền lương trung bình hàng giờ giảm so với tháng trước, và số liệu 353.000 việc làm mới được bổ sung của tháng 1 đã được điều chỉnh chỉ còn 229.000. Sau một sự thất vọng nhỏ, sự chú ý của các nhà phân tích nhanh chóng chuyển sang báo cáo CPI được công bố vào ngày 13/3. Số liệu lạm phát mới nhất cho thấy mức tăng 3,2% so với cùng kỳ năm ngoái – tăng hơn so với báo cáo tháng 1 của Cục Thống kê Lao động là 3,1%. Trong khi đó, lạm phát cốt lõi, loại trừ giá cả biến động của thực phẩm và năng lượng, cho thấy mức tăng hằng năm ấn tượng là 3,8%.

Rõ ràng, "chính sách chờ xem" của FED, mặc dù đã giữ lãi suất không đổi trong chín tháng liền, hiện tại dường như chưa đủ sức giúp lạm phát quay trở lại mức mục tiêu 2% của ngân hàng trung ương. Nếu tình hình này kéo dài sang tháng Tư, khó có thể tránh khỏi việc FED cần phải nghiêm túc xem xét việc tiếp tục tăng lãi suất. Điều này trở nên phức tạp hơn khi việc cắt giảm lãi suất nhiều lần trong năm 2024 đã được dự báo trước và phản ánh vào giá các chỉ số tại Mỹ, dẫn đến khả năng xảy ra một đợt điều chỉnh lớn.

Gió chiều nào, theo chiều đó

Tuy nhiên, một yếu tố cơ bản khác có thể thay đổi hoàn toàn bức tranh này, đó là sự chuyển biến trong tâm lý của nhà đầu tư, một hiện tượng đã được ghi nhận trong những đợt tăng giá gần đây trên S&P 500 và Nasdaq 100.

Những người quản lý danh mục đầu tư kỳ cựu như Evan Brown từ UBS Asset Management đã mô tả sự thay đổi quan điểm này là "sự thiết lập lại rủi ro", và cho rằng nó bắt nguồn từ việc cuộc suy thoái mà nhiều người dự đoán lâu nay lại không hề xảy ra. Mặc dù tình trạng lạm phát tăng và tăng trưởng tiền lương chậm, cùng với những bất ổn về địa chính trị và vấn đề về chuỗi cung ứng, lẽ ra đã dẫn đến một cuộc suy thoái; tuy nhiên, thực tế lại cho thấy một kết quả hoàn toàn trái ngược khi thị trường cổ phiếu tiếp tục được củng cố mạnh mẽ suốt năm 2023 và cả sau đó.

Số liệu thực tế từ JP Morgan cho thấy, trong mùa báo cáo lợi nhuận quý 4, tình hình kinh doanh của các công ty thuộc S&P 500 đã vượt 7% so với dự báo thu nhập trên mỗi cổ phiếu, với các ngành như hàng tiêu dùng thiết yếu và dịch vụ truyền thông phủ nhận quan điểm của những người hoài nghi rằng chi phí vay cao sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận. Sự tăng nhẹ của lạm phát trong tháng này chỉ có tác dụng làm dời ngày dự kiến của đợt cắt giảm lãi suất đầu tiên của FED và giảm số lượng đợt cắt giảm dự kiến trong năm 2024 từ sáu xuống còn bốn. Thực tế là nhiều nhà đầu tư đã chậm chân do lo ngại rằng suy thoái chỉ càng kéo dài thêm chu kỳ tăng giá hiện tại. Thậm chí, Bank of America còn nâng dự báo cuối năm đối với S&P 500 lên 5.400, cho thấy sự tự tin vào một đợt tăng trường kỳ kéo dài ít nhất đến năm 2025.

Giao dịch cổ phiếu CFD Hoa Kỳ với Libertex

Libertex cung cấp một loạt các CFD trên các tài sản cơ sở từ ngoại hối, kim loại và năng lượng cho đến cổ phiếu, ETF và tất nhiên là cả các chỉ số. Libertex cung cấp các vị thế CFD mua hoặc bán trên nhiều công cụ chứng khoán khác nhau, bao gồm các chỉ số S&P 500, Nasdaq 100Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones, cũng như các cổ phiếu lẻ đang hot như NvidiaTesla. Để biết thêm thông tin hoặc tạo tài khoản ngay hôm nay, hãy truy cập www.libertex.org/signup

Trải nghiệm sự phấn khích khi giao dịch!

Đăng ký tài khoản thử nghiệm với Libertex và tìm hiểu cách giao dịch