Skip to main content
yen-keeps-dropping

Đồng Yên tiếp tục giảm khi lãi suất thế giới tăng

thứ 6, 10/20/2023 - 11:15

Nhiều người ở châu Âu đã bị sốc trước sự kiện mang tính lịch sử khi đồng đô la Mỹ đạt mức ngang giá với đồng euro vào cuối năm ngoái. Đó chắc chắn là một điều bất ngờ nhưng chỉ diễn ra trong thời gian tương đối ngắn và giá cả đã sớm tái cân bằng. Thật không may, đối với người dân Nhật Bản, cuộc khủng hoảng tiền tệ của họ dường như ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Để dễ hình dung, việc cặp USD/EUR đạt mức ngang giá chỉ có nghĩa là đồng tiền chung châu Âu mất giá khoảng 15%, trong khi đồng yên đã mất hơn 30% giá trị so với đồng bạc xanh kể từ năm 2020 và hơn một nửa kể từ năm 2012.

Đã có lúc, đồng yên được coi là nơi trú ẩn an toàn có thể so sánh với đồng đô la, nhưng thời đó đã qua lâu rồi. Có rất nhiều yếu tố dẫn đến sự sụt giảm của đồng tiền Nhật Bản: từ việc suy thoái trong lĩnh vực công nghiệp đến việc dân số già hóa, cho đến chính sách tiền tệ cực kỳ ôn hòa hiện đang trái ngược với hầu hết các nước phát triển.

Khi chúng ta bước vào quý cuối của năm nay, toàn bộ khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang ở trong tình thế chênh vênh, trong bối cảnh căng thẳng leo thang ở Đài Loan và Biển Đông có nguy cơ đẩy khu vực này vào một cuộc xung đột toàn diện. Và mặc dù tình hình chưa nghiêm trọng như ở Châu Âu hay Trung Đông, nhưng đây vẫn là một nguy cơ gia tăng đối với sự ổn định trong khu vực. Nhưng điều mà hầu hết các nhà đầu tư và người dân Nhật Bản bình thường đang thắc mắc lúc này là: Đâu là đáy của đồng yên, và tình trạng sụt giá nghiêm trọng của đồng bạc này có tác động gì về mặt vĩ mô?

Một sự cân bằng tinh tế

Việc đồng nội tệ yếu hơn là con dao hai lưỡi và không có nghĩa là hoàn toàn tuyệt vọng trên bình diện kinh tế vĩ mô. Mặc dù sự thật là việc đồng yên yếu đi khiến hàng hóa tính bằng đô la trở nên đắt hơn nhiều đối với người Nhật, nhưng đồng thời cũng khiến hàng hóa của họ hấp dẫn hơn nhiều đối với các nước khác. Sau sự phục hồi mạnh mẽ ban đầu sau đại dịch, số liệu GDP của Nhật Bản gần đây đã chững lại, trong đó số liệu quý 2 mới nhất cho thấy mức tăng trưởng chậm hơn dự kiến, chỉ 4,8%. Không chỉ người tiêu dùng trong nước chi tiêu ít hơn mà hậu quả của thảm họa nhà máy điện hạt nhân Fukushima tiếp tục tàn phá ngành xuất khẩu thủy sản trị giá 2,6 tỷ USD của nước này.

Sau vụ việc Công ty Điện lực Tokyo đổ nước phóng xạ xuống Thái Bình Dương, ĐCSTQ đã ban hành lệnh cấm toàn diện đối với tất cả hải sản của Nhật Bản. Trước đó chỉ hải sản từ các tỉnh gần Fukushima là phải chịu các hạn chế. Với việc Trung Quốc là quốc gia nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Nhật Bản, lệnh cấm đó đã gây nên tác động nghiêm trọng ở Nhật Bản. Tuy nhiên, việc đồng yên cực yếu có thể sẽ là cứu cánh cho nền kinh tế Nhật Bản trong những tháng tới khi xuất khẩu của nước này ngày càng trở nên cạnh tranh trên toàn cầu.

Và không chỉ là hải sản. Khi giá đồng nội tệ giảm mạnh, hàng hóa Nhật Bản thuộc mọi chủng loại ngày càng trở nên hấp dẫn hơn đối với người tiêu dùng trên toàn thế giới. Đương nhiên, sự cân bằng cuối cùng cũng sẽ phải tái lập, nhưng nếu đồng yên duy trì ở mức giá trên 140 thì đây sẽ là một lợi ích đối với tổng sản lượng kinh tế quốc gia.

Quá mềm mỏng hay hợp lý?

Ai cũng biết rằng Ngân hàng Nhật Bản đã áp dụng chính sách ôn hòa nhất quán nhất so với bất kỳ ngân hàng trung ương nào và đã duy trì lập trường này lâu hơn nhiều so với nhiều cơ quan đồng cấp của họ trên khắp thế giới. Trên thực tế, lãi suất của Nhật Bản đã ổn định ở mức khoảng 0% trong 25 năm nay, và thậm chí đã đi vào vùng âm vào năm 2016. Thật vậy, lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhật Bản vẫn ở mức -0,1% vào thời điểm mà hầu hết các nước khác trên thế giới đang ở mức khoảng 5% hoặc cao hơn, có nghĩa là người tiêu dùng Nhật Bản thực sự đang mất tiền trên số tiền mà họ tiết kiệm.

Tuy nhiên, điều trớ trêu là lạm phát ở cường quốc kinh tế châu Á này lại thấp hơn nhiều so với châu Âu. Mặc dù Ngân hàng Nhật Bản đang tăng mức dự báo ban đầu cho năm tính đến tháng 3/2024 từ 2,5% lên 3%, nhưng con số này vẫn gần với mục tiêu 2% hơn nhiều so với nhiều nước EU, nơi đang áp dụng lãi suất hằng năm lên tới 10%. Đương nhiên, điều này có nghĩa là ngân hàng trung ương Nhật Bản cảm thấy xét về các chỉ số kinh tế vĩ mô thì họ vẫn đủ sức để duy trì chính sách cực kỳ ôn hòa của mình và không thể phủ nhận rằng nước đi đó đang có hiệu quả trong bối cảnh áp lực giá cả trên toàn cầu. 

Tuy nhiên, khi lợi suất của các tài sản định giá bằng đồng euro và đô la tăng lên, điều này cuối cùng sẽ dẫn đến việc giá đồng yên tăng cao hơn. Ví dụ, giá dầu mỏ sẽ trở nên đắt hơn theo cấp số nhân đối với các doanh nghiệp Nhật Bản và điều này cuối cùng có thể sẽ gây nên tác động dây chuyền đến lạm phát ở quốc gia châu Á này. Theo đó, sẽ là sáng suốt khi kỳ vọng Ngân hàng Nhật Bản cuối cùng sẽ tăng lãi suất nhằm củng cố tỷ giá USD/JPY hoặc ít nhất là có động thái ngăn chặn đà tăng tiếp theo. 

Giao dịch CFD ngoại hối và các CFD khác với Libertex

Là nhà môi giới CFD với hàng chục năm kinh nghiệm kết nối các nhà giao dịch và nhà đầu tư thông thường với thị trường tài chính, Libertex mang đến cơ hội giao dịch CFD trên nhiều loại tài sản — từ cổ phiếu, hàng hóa và quỹ ETF cho đến quyền chọn, tiền mã hóa và tất nhiên còn có cả các loại tiền tệ truyền thống — Libertex cung cấp cả vị thế CFD mua và bán cho nhiều loại tài sản cơ sở. Chẳng hạn, Libertex có thể cung cấp giao dịch CFD với mức đòn bẩy cạnh tranh đối với các cặp ngoại hối như USD/JPYEUR/JPY, cũng như các cặp tỷ giá chéo hiếm gặp hơn như NOK/JPYSGD/JPY.

Trải nghiệm sự phấn khích khi giao dịch!

Đăng ký tài khoản thử nghiệm với Libertex và tìm hiểu cách giao dịch