Đồng đô la Mỹ đã có phong độ mạnh mẽ đáng chú ý trong suốt cả năm 2022, với việc đồng bạc xanh vươn lên dẫn đầu bảng các đồng tiền chính trong bối cảnh lạm phát cao và chính sách tiền tệ "diều hâu" của FED. Trong bối cảnh đạt được mức ngang giá lịch sử với đồng euro, một số lợi tức trái phiếu chính phủ cao nhất trong những năm gần đây và mức nhu cầu kỷ lục từ cả phía tổ chức và nhà đầu tư tư nhân, năm 2022 được ghi nhận là một trong những năm tốt nhất của đồng đô la. Nhưng hiện tất cả dường như đã thay đổi.
Đồng đô la đã và đang chìm nghỉm so với các đồng tiền chính khác, và cách xa tỷ giá 1:1 với đồng euro trước đây. Đồng bạc xanh hiện đã trở lại mức giá trước đại dịch là 0,91 vào thời điểm viết bài (10/5/2023). Vậy, đâu là lý do đằng sau sự suy thoái đột ngột này? Số liệu về việc làm vượt trên mong đợi và lợi suất trái phiếu kho bạc vẫn cao. Lý do cho sự sụt giảm liên tục của USD hiện vẫn chưa rõ ràng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá một số yếu tố chính liên quan nhằm dự đoán những gì có thể xảy ra trong tương lai đối với đồng đô la.
Không thể cầm cự
Chính sách của ngân hàng trung ương và hiệu quả hoạt động của một loại tiền tệ nhất định có mối liên hệ chặt chẽ, và đồng đô la Mỹ cũng không phải là ngoại lệ về phương diện này. Cục Dự trữ Liên bang đã tích cực đeo bám chính sách thắt chặt lâu hơn và mạnh hơn bất kỳ cơ quan quản lý lớn nào khác và hiện đã buộc phải kết thúc sớm chu kỳ tăng lãi suất của mình sau sự thất bại của một số ngân hàng lớn, trong đó có cả sự sụp đổ chấn động của Signature và SVB.
Và mặc dù FED đã một lần nữa tăng lãi suất cho vay trong tuần này, nhưng nó chỉ tăng 25 điểm cơ bản, và như thường lệ, yếu tố tác động đến thị trường không phải là những gì cơ quan quản lý nói mà chính là những gì họ quyết định không làm. Kỳ vọng của cơ quan quản lý Hoa Kỳ đã có sự thận trọng hơn rõ rệt so với nhiều cơ quan đồng cấp của họ và FED đã chọn làm ngơ hoàn toàn mọi hướng dẫn về việc tăng lãi suất trong tương lai. Chỉ số Đô la Mỹ đóng cửa với mức giảm 0,42% vào ngày FED đưa ra quyết định (03/05) và các lần sụt giá đã liên tiếp diễn ra trong tuần qua. Giá cả trên các thị trường bị ảnh hưởng rõ rệt bởi kịch bản hiển hiện rằng FED sẽ buộc phải ngừng tăng lãi suất ở mức 5,25%, mặc dù trước đó nó đã đặt ra lãi suất mục tiêu gần hơn với mức 6% trong chu kỳ này.
Lĩnh vực rủi ro
Bất kỳ ai có tiền đầu tư vào thị trường đều sẽ nhận thức rõ mức độ tàn phá của năm 2022 đối với các tài sản rủi ro. Có một sự tháo chạy ồ ạt để lẩn tránh rủi ro, và không có gì ngạc nhiên khi phần lớn vốn đã chảy (ít nhất là tạm thời) vào đô la Mỹ. Cùng với vàng và đồng franc Thụy Sĩ, đồng bạc xanh là tài sản có thể giúp nhà đầu tư tránh rủi ro, và nỗi sợ hãi cũng như lo lắng của năm ngoái xung quanh lạm phát tràn lan và tình hình bất ổn chung đã được chuyển hóa thành sức mạnh của đồng đô la một cách khá dễ đoán.
Câu chuyện được nhiều người quan tâm trong năm 2023 cho đến nay là sự hồi sinh của các công cụ rủi ro như tiền mã hóa và chứng khoán, vì vậy không có gì ngạc nhiên khi giờ đây chúng ta sẽ thấy đồng đô la điều chỉnh trở lại mức hợp lý hơn, xét theo lẽ thường. Bitcoin hiện tăng giá gần 70% so với đầu năm, trong khi S&P 500 tăng gần 10% so với cùng kỳ. Ngay cả các loại tiền tệ fiat có hệ số beta (rủi ro) cao như đô la Úc cũng đã ghi nhận mức tăng nhẹ sau cuộc họp FOMC gần nhất. Đối với hầu hết các nhà giao dịch và nhà đầu tư, sự đảo chiều dự kiến của thị trường giá xuống kéo dài là một tín hiệu cực kỳ tích cực, ngay cả khi điều đó đồng nghĩa với việc đồng đô la Mỹ sẽ suy giảm trong ngắn hạn. Giả sử sẽ không xảy ra đợt mất giá lớn, thì một sự điều chỉnh hợp lý từ mức ghi nhận vào cuối năm 2022 có lẽ sẽ là điều tốt nhất cho cả đồng đô la và nền kinh tế Mỹ.
Cứ nỗ lực và lạc quan
Với việc tình hình ảm đạm của ngành bán buôn đang lan rộng vào cuối năm, điều quan trọng cần lưu ý là nền kinh tế Hoa Kỳ trên thực tế đang trông cực kỳ ổn vào lúc này. Tỷ lệ thất nghiệp đạt mức thấp nhất trong hơn 50 năm là 3,4%, mức chưa từng thấy kể từ hiện tượng "Mùa hè tình yêu" (Summer of Love) vào cuối những năm 1960. Trong khi đó, bảng lương phi nông nghiệp mới nhất cho thấy đã có 253.000 việc làm mới được tạo ra trong tháng 4. Điều này hoàn toàn xóa sổ mọi dự báo, ngay cả dự báo lạc quan nhất cũng chỉ đưa ra mức dao động quanh con số 165.000.
Nhìn vào lợi suất trái phiếu kho bạc hiện tại, chúng ta cũng thấy một động lực rất tích cực. Trái phiếu chính phủ kỳ hạn hai năm đã tăng giá trở lại trên 3,92% sau khi chạm mốc tăng 3,56% vào tháng trước, cho thấy một dấu hiệu mạnh mẽ về niềm tin vào đồng tiền quốc gia của Hoa Kỳ. Mặc dù thị trường lao động đang sung sức và lợi suất trái phiếu kho bạc cao thường cũng là dấu hiệu tốt đối với giá trị trên giấy tờ của đồng đô la, nhưng các nhà đầu tư không nên lo lắng về việc USD không thể tận dụng các nguyên lý cơ bản mạnh mẽ để đạt được sự tăng giá thực sự. Tất cả chúng ta đều nhớ rõ rằng đồng giá đô la đã tăng cao như thế nào vào năm 2022 do tổng hòa của sự bất ổn về tình hình địa chính trị, siêu lạm phát và sự thiếu nhất quán trong chính sách của ngân hàng trung ương. Một sự điều chỉnh không chỉ là điều hoàn toàn dễ hiểu mà còn tuyệt đối cần thiết để đảm bảo khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu của Hoa Kỳ và sự ổn định của hệ thống tiền tệ nói chung.
Giao dịch CFD tiền tệ với Libertex
Cho dù bạn nghĩ rằng đồng đô la Mỹ sẽ tiếp tục xu hướng giảm hay đã xuất hiện động lực tăng trưởng ổn định, thì bạn đều luôn có thể đưa ra lựa chọn của mình khi giao dịch với Libertex. Bởi vì chúng tôi cung cấp cả vị thế mua và bán CFD trên nhiều cặp tiền tệ chính như EUR/USD, GBP/USD và JPY/USD, cũng như các cặp tiền độc đáo hơn như CHF/USD và AUD/USD, chắc chắn bạn sẽ tìm thấy loại tài sản cơ sở và hướng giao dịch phù hợp với mình. Với mức chênh lệch cực thấp chỉ từ 0,2 pip và đòn bẩy giao dịch lên tới 30:1, Libertex mang đến cho bạn các điều khoản cạnh tranh nhất. Bên cạnh các cặp tiền tệ, Libertex còn cung cấp giao dịch CFD đối với Chỉ số Đô la Mỹ, các chỉ số chứng khoán cốt lõi, v.v.! Để tìm hiểu thêm về những gì Libertex có thể mang đến cho bạn hoặc để tạo tài khoản giao dịch cá nhân, hãy truy cập www.libertex.org/signup