Cách đây không lâu, tiền mã hóa là một loại tài sản ít phổ biến mà ngoài những người yêu thích máy tính và những người trong cuộc thì không ai từng nghe đến chúng. Tuy nhiên, mọi thứ đã thay đổi vào năm 2017 khi những tài sản ít được biết đến này bắt đầu thống trị các mặt báo sau khi đạt được mức tăng trưởng chưa từng có trong thời gian vẻn vẹn vài tháng. Thật vậy, vào cuối năm đó, Bitcoin đã tăng giá 2.000% và đạt đỉnh giá trong ngày là 19.650 USD. Tuy nhiên, phải ba năm sau đó thì tiền tệ kỹ thuật số mới trở thành một cái tên luôn phải có trong hầu hết các danh mục đầu tư của các tổ chức.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ nhìn lại hành trình của tiền mã hóa, từ thuở hồng hoang đến thời kỳ huy hoàng qua việc khám phá cách mà chúng chiếm được lòng tin của những người ứng dụng đầu tiên, các nhà đầu tư bán lẻ trẻ tuổi và cuối cùng là các quỹ hưu trí, qua đó thay đổi cuộc sống của nhiều người trên con đường đầu tư của họ.
Thuở ban đầu (2009-2012)
Ngay sau khi Satoshi cho ra mắt đồng tiền mã hóa đầu tiên vào năm 2009, giá của nó dao động quanh mức 0 trong gần hai năm. Rốt cuộc, phải đến năm 2011 thì BTC mới đạt mức giá ngang bằng với đồng đô la Mỹ. Những gì xảy ra sau đó không khác những gì mà chúng ta đã thấy trong đợt bùng nổ và thoái trào lịch sử vào năm 2017. Giá trên sàn Mt. Gox đã tăng từ 1 USD lên 30 USD trong vài tháng trước khi giảm xuống 5 USD vào cuối năm 2011. Bất chấp các mức tăng (tính theo phần trăm) ấn tượng không kém những gì đã diễn ra trong các thị trường tăng giá gần đây, diễn biến của toàn bộ thời kỳ này ít nhiều đã không được đăng tải đầy đủ trên các phương tiện truyền thông. Tại sao? Vâng, vào thời đó, mức vốn hóa thị trường của Bitcoin có thể được tính bằng hàng chục triệu đô la và việc ứng dụng đồng tiền này là hầu như không hề tồn tại. Ngoài những người đam mê tiền mã hóa đầu tiên và tội phạm web đen, hầu như không ai thực sự sở hữu BTC hoặc thậm chí biết nó là gì. Thật vậy, vào năm 2010, một người dùng trên diễn đàn BitcoinTalk có tên SmokeTooMuch đã cố gắng bán đấu giá 10.000 BTC (hiện đáng giá 350 triệu USD) chỉ với 50 USD… nhưng không tìm được người mua.
Bước ngoặc
Mười năm trước, công ty có tên tuổi duy nhất đón nhận Bitcoin là WordPress (vào năm 2012). Và trừ khi bạn muốn mua thứ gì đó từ một số ít thương gia trên cổng thanh toán BitPay độc lập, thì việc sử dụng BTC một cách hợp pháp là khá khó khăn. Tuy nhiên, tất cả điều này đã thay đổi vào đầu năm 2013 khi Thư viện số Internet Archive bắt đầu nhận quyên góp Bitcoin và thậm chí đề nghị trả một phần lương cho nhân viên của mình bằng tiền kỹ thuật số.
Một thời gian ngắn sau, OkCupid và Foodler bắt đầu cho phép người dùng thanh toán dịch vụ bằng BTC. Tiếp theo là việc khai trương máy ATM Bitcoin đầu tiên trên thế giới ở Vancouver. Đại học Nicosia ở đảo Síp thậm chí còn cho phép sinh viên thanh toán học phí bằng tiền mã hóa! Tất cả những diễn biến này sau đó đã mở đường cho nhiều công ty khác trong việc bổ sung Bitcoin vào phương thức thanh toán của họ trong những năm sau đó, song, đó không phải là tất cả. Đây cũng chính là thời điểm chúng ta chứng kiến làn sóng đầu tư đầu tiên của các nhà đầu tư bán lẻ thông thường đổ xô vào thị trường này với mức giá trung bình vào khoảng 500 USD.
Thời kỳ đại bùng nổ Bitcoin 1.0
Bitcoin khởi đầu năm 2013 với mức giá khoảng 13 USD, nhưng đến tháng 12, nó có giá hơn 1000 USD. Bất chấp các đợt biến động và điều chỉnh ngắn hạn, có thể khẳng định rằng bất kỳ người nào đã tham gia thị trường vào thời điểm đó đã tạo ra khoản lợi nhuận thay đổi cuộc sống của họ chỉ trong khoảng thời gian chưa đầy một thập kỷ. Tuy nhiên, phải đến năm 2017, BTC mới thực sự được truyền thông chính thống săn đón. Rõ ràng, các đợt tăng giá thực sự rất ngoạn mục: Bitcoin đã tăng từ mức giá khoảng 900 USD vào tháng 1 lên mức cao nhất vào ngày 15/12 là 19.650 USD - tức gấp đôi mức tăng 1000% của 4 năm trước. Sự khác biệt quan trọng lần này là, ngay cả sau khi điều chỉnh giá hơn 80% sau thời kỳ hậu bong bóng điển hình, Bitcoin vẫn chưa từng trở lại các mức giá thấp nhất vào trước năm 2017. Quy mô rộng lớn của đợt tăng giá kéo dài một năm này đã là yếu tố khiến một số lượng lớn các nhà đầu tư bán lẻ mới tham gia vào thị trường nảy. Mặc dù trước đây nhiều người trong số này đã thua lỗ đáng kể về mặt giấy tờ vào năm 2018, nhưng những người nào nắm giữ BTC sẽ vui mừng khôn xiết với mức tăng của nó hiện nay. Ngoài ra, hiệu ứng Bitcoin cũng đã giúp các dự án mới ra đời như Ethereum (2015) và Cardano (2017), thu hút người dùng mới và nguồn vốn khi cái gọi là thị trường "altcoin" (đồng tiền thay thế) bắt đầu hình thành.
Không gì là không thể
Có lẽ khía cạnh thú vị nhất của thời kỳ bùng nổ tiền mã hóa vừa diễn ra này đó là nó chủ yếu được thúc đẩy bởi sự xuất hiện được chờ đợi từ lâu của các tổ chức và các nhà đầu tư truyền thống. Thật vậy, một lượng vốn khổng lồ 9,3 tỷ USD từ các tổ chức đã chảy vào các loại tài sản kỹ thuật số trong năm 2021, đánh dấu mức tăng gần 36% so với 6,8 tỷ USD vào năm 2020 và hầu như là con số 0 vào năm 2017. Trong khi đó, Bitcoin đã được công nhận trong đấu thầu hợp pháp ở quốc gia đầy thách thức về kinh tế El Salvador, trong khi đồng tiền mã hóa ban đầu đã được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực mới, dưới dạng một kho lưu trữ giá trị ở Thổ Nhĩ Kỳ đang đối mặt lạm phát hay một phương tiện trao đổi xuyên biên giới miễn phí an toàn ở các quốc gia bị chiến tranh tàn phá trên toàn cầu.
Tuy nhiên, một trong những bước phát triển đang tiếp diễn và thú vị nhất trong lĩnh vực này kể từ năm 2020 cần nói đến phải là sự xuất hiện của phân khúc DeFi và NFT, với tốc độ CAGR tương ứng là 47% và 35%. Ngoài ra, thị trường này hầu như chỉ là sân khấu riêng của altcoin. Bitcoin hầu như không có mặt, thay vào đó là sự chiếm lĩnh của Ethereum, Cardano, Solana, Terra Luna và các đồng tiền và mã thông báo có tính năng hỗ trợ hợp đồng thông minh khác. Rất có thể đây là những hình mẫu dự án có mức tăng trưởng mạnh nhất trong tương lai và nhiều nhà đầu tư có tầm nhìn đã tích trữ các tài sản này giống như cách mà các thợ đào Bitcoin tiên phong vào đầu những năm 2010 đã làm.
Libertex: Sự lựa chọn khôn ngoan để khám phá thế giới CFD tiền mã hóa
Đối với nhiều nhà giao dịch truyền thống muốn bổ sung tiền mã hóa vào danh mục đầu tư của họ, rào cản lớn nhất là tính bảo mật và khả năng dễ truy cập. May mắn cho họ, nhà môi giới CFD giàu kinh nghiệm Libertex đã đưa đầy đủ các CFD tài sản kỹ thuật số vào kho công cụ tiêu chuẩn của mình. Libertex hiện cung cấp hơn 50 CFD tiền mã hóa và mã thông báo trên ứng dụng thân thiện với người dùng của mình. Về phương diện thuận tiện, thì có lẽ Libertex là đỉnh nhất. Các giao dịch CFD tiền mã hóa của khách hàng Libertex được lưu trữ cùng với các giao dịch và khoản đầu tư khác của họ trên nền tảng giao dịch Libertex, nhờ đó họ có thể truy cập vào chúng bất cứ lúc nào, bất kể ngày hay đêm.