Khoảng thời gian vài tuần và vài tháng qua là một chuỗi ngày điêu tàn của thị trường tiền mã hóa. Đó là điều không thể phủ nhận. Bitcoin sụt giá hơn 50% so với mức cao nhất mọi thời đại của nó, trong khi giá ETH đã giảm gần 60%. Và ngay khi các nhà đầu tư tiền mã hóa nghĩ rằng ít nhất thì họ có thể dựa vào stablecoin (đồng tiền ổn định) để bảo vệ tài sản kỹ thuật số của mình, chúng ta vẫn đã chứng kiến một thảm họa hoàn toàn không thể đoán trước đã xảy ra với UST (Terra) và DEI (Deus). Ngay cả kẻ dẫn đầu, Tether, cũng đã mất giá gần 10% trong khoảng một tuần. Có lẽ bạn đúng nếu nghĩ rằng điều này sẽ đánh dấu sự khởi đầu của thị trường giảm giá dai dẳng đối với tài sản kỹ thuật số, nhưng chúng ta đã từng rơi vào trường hợp này trước đây chưa nhỉ?
Vòng đời
Có vẻ rằng dường như sự biến động cực đoan của tiền mã hóa đã là dĩ vãng. Rốt cuộc, chúng ta đang ở trong một thị trường tăng giá dường như vô tận, các nhà đầu tư tổ chức cuối cùng đã bắt đầu nhập cuộc và các thị trường phụ trợ như DeFi và NFTs thì đang mở rộng với tốc độ nhanh chóng. Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu tiên chúng ta thấy các đồng tiền kỹ thuật số hàng đầu mất hơn 50% giá trị. Ai cũng nhớ về năm 2018, nhưng còn 2013 (-83%), 2012 (-56%) và 2011 (-99%) thì sao? Thực tế là vụ khủng hoảng lớn gần đây nhất cách đây 4 năm thực sự nên được coi là một dấu hiệu lạc quan cho tương lai. Rốt cuộc, tất cả các loại tài sản đều có nguy cơ bị giảm giá mạnh từ 50% trở lên. Thăng trầm là một phần tất yếu trong vòng đời của mọi thị trường. Miễn là chúng xảy ra không quá thường xuyên và tồn tại tương đối ngắn, thì chúng ta không nên quá lo lắng.
Chiến lược ứng phó
Trong khi các nhà đầu tư thụ động và HODLer có thể an ủi khi nghĩ rằng tiền mã hóa có thể có một tương lai rất tươi sáng phía trước, các nhà giao dịch tích cực có thể mong muốn được hưởng lợi từ việc giá trên đà đi xuống cũng như từ sự phục hồi sẽ xảy ra vào lúc cuối cùng. Họ có thể làm như vậy bằng cách bắt đáy và đầu tư thường xuyên trong suốt thời gian diễn ra xu hướng giảm, qua đó giảm mức giá trung bình phải trả và có thể tối đa hóa phần trăm lợi nhuận tiềm năng của họ theo thời gian. Một chiến lược vững chắc khác để đối phó lúc thị trường giảm giá là staking - tức "khóa" tiền mã hóa vào blockchain trong một khoảng thời gian, qua đó tạo ra thu nhập thụ động. Thật vậy, sau sự sụp đổ của Terra, lợi suất staking của stablecoin đã tăng cao tới 40% (USDD). Nhưng đối với những người đang tìm kiếm tỷ lệ rủi ro/lợi tức tối đa hiện có, bán khống cho đến nay là giải pháp sinh lợi tiềm năng nhất. Bạn có thể thực hiện điều này thông qua việc giao dịch quyền chọn hoặc hợp đồng tương lai, nhưng cách nhanh nhất và có khả năng dễ dàng nhất là thông qua Hợp đồng chênh lệch (CFD).
Vậy, CFD là gì?
CFD hay Hợp đồng chênh lệch là các sản phẩm tài chính duy nhất cho phép bạn đặt cược tiền của mình vào những thay đổi về giá của một tài sản nhất định mà không cần phải sở hữu tài sản đó. Quan trọng nhất, điều đó có nghĩa là bạn có thể dễ dàng bán một công cụ như cách bạn mua nó. Do đó, bạn không cần phải lo lắng về việc tìm kiếm người mua thực hoặc về tốc độ giao dịch tiền mã hóa. Ngay sau khi bạn đóng vị thế của mình, mức giá bạn nhận được sẽ được đảm bảo. Có rất nhiều nhà cung cấp CFD trên thị trường, nhưng Libertex đã nhiều lần được công nhận là một trong những nhà môi giới hoạt động vì quyền lợi của khách hàng và có uy tín nhất trên thị trường.
Tại sao nên chọn Libertex?
Ngoài các giải thưởng hàng năm và các danh hiệu trong ngành, Libertex còn nổi tiếng là nhà môi giới luôn đặt khách hàng lên hàng đầu. Và bởi vì Libertex cung cấp CFD trong một loạt các công cụ khác nhau với độ phong phú tuyệt vời, người dùng có thể lưu trữ toàn bộ tài sản của họ ở chung một vị trí dễ truy cập. Trên thực tế, khách hàng của Libertex có thể duy trì danh mục CFD đa dạng trên cổ phiếu, chỉ số, vàng và, tất nhiên, tiền mã hóa - tất cả nằm trong một tài khoản duy nhất.