Skip to main content
crypto-recovery

Những chú gấu sắp sửa ngủ đông

thứ 6, 06/10/2022 - 05:27

Sau một thời gian ngắn gián đoạn, thị trường tiền mã hóa lại trở thành tâm điểm. Chỉ vài tuần trước, đã có nhiều người nói về tình trạng vỡ bong bóng, nguy cơ mất trắng và thậm chí còn cho rằng một mùa đông tiền mã hóa dai dẳng đang ở phía trước. Nhưng với thị trường này, chúng ta đã biết rằng "vật đổi sao dời" là điều có thể diễn ra trong chỉ vài ngày. Từ đỉnh giá cao chóng mặt 68.000 USD vào cuối tháng 11/2021, giá Bitcoin đã giảm xuống dưới mức hỗ trợ cục bộ quan trọng của nó để đạt mức thấp mới là 29.570 USD (ngày 28/5). Và trong khi một số người cho rằng giá đã đạt đáy thì những người khác lại bi quan và dự đoán những đợt giảm giá tiếp theo sẽ xảy ra. Trong tuần sau đó, đã có sự vùng dậy mạnh mẽ khi Bitcoin cố gắng củng cố mức tăng hơn 10%. Tuy nhiên, câu hỏi vẫn là, liệu điều tồi tệ nhất đã qua đi, hay chúng ta đang rơi vào một cái bẫy tăng giá?

Điểm 1: Đáy hay đỉnh?

Rõ ràng, chẳng ai có quả cầu pha lê tiên tri cả, thế nên chúng ta không thể biết chắc liệu xu hướng giảm giá của tiền mã hóa có đảo chiều 100% hay không. Có thể nói, cộng đồng các nhà phân tích có phần bất đồng quan điểm về vấn đề này, nhưng hầu hết các phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản đều cho thấy rằng chúng ta đang ở giai đoạn cuối của thị trường giá xuống. Đầu tiên, mô hình giá thực tế cho thấy mức giá hiện tại chỉ cao hơn khoảng 25% so với giá trung bình cơ sở của tất cả BTC trong nguồn cung (23.600 USD), đại diện cho mức hỗ trợ đặc biệt mạnh mà nhiều người coi là chiếc đáy của "viễn cảnh kinh hoàng nhất".

Ngoài ra, các phương tiện truyền thông đã nói về việc các nhà giao dịch "tham lam" bị thiêu cháy bởi thị trường tiền mã hóa khi mọi tâm lý lạc quan dường như đều đã hoàn toàn biến mất khỏi tầm phủ sóng của báo chí chính thống. Như bất kỳ nhà đầu tư có kinh nghiệm nào sẽ nói với bạn, sự tiêu cực quá mức cũng là một dấu hiệu tốt cho sự kết thúc của thị trường giá xuống bởi sự lạc quan quá đà là dấu hiệu cho thấy một sự sụp đổ sắp xảy ra. Trong bối cảnh nỗi sợ đang lan tỏa và quá nhiều tổn thất đã xảy ra trên thị trường, bây giờ có thể là thời điểm lý tưởng để những người nắm giữ dài hạn trở nên tham lam.

Điểm 2: Chạy theo đồng tiền

Một trong những lập luận chính được nhóm những người khẳng định tiền mã hóa đang trong xu hướng xuống giá nêu ra đó là sự xuất hiện các dòng vốn lớn từ các tổ chức trong thời gian gần đây. Mặc dù đúng là dòng vốn ra vào hàng tuần của các tổ chức gần đây đang dao động gần mức kỷ lục 133 triệu đô la một cách nguy hiểm, nhưng đây khó có thể được coi là một dấu hiệu cho thấy các tổ chức đã từ bỏ hoàn toàn các loại tiền kỹ thuật số. Dữ kiện mà họ đã không đề cập đến đó là kể từ tháng 11/2021 thì dòng tiền đã và đang đổ vào nhóm cổ phiếu công nghệ thậm chí còn lớn hơn.

Như vậy, chúng ta có nên tin rằng các tổ chức sẽ không bao giờ mua lại Nasdaq không? Dĩ nhiên là không. Vậy tại sao đối với tiền mã hóa lại khác? Tất cả những gì chúng ta đang thấy chỉ là quá trình tái cân bằng danh mục đầu tư một cách tự nhiên, trong đó các loại tài sản hoạt động kém hơn sẽ tạm thời bị loại ra để nhường chỗ cho các công cụ có tính phòng thủ hoặc triển vọng hơn. Một khi các nhà quản lý quỹ bắt đầu cảm thấy rằng giá đã giảm, dòng vốn sẽ sớm đổ trở lại vào Bitcoin, Ethereum và những đồng tiền khác. Trên thực tế, thị trường tiền mã hóa đã ghi nhận dòng vốn ròng hơn 100 triệu đô la trong tuần qua (30/5 - 6/6), điều này cho thấy rằng các nhà tạo lập thị trường đã cảm thấy lạc quan hơn về tiền mã hóa ngay cả với sự cố stablecoin thuật toán gần đây.

Điểm 3: Vượt ra khỏi Bitcoin

Trong bối cảnh tất cả sự chú ý đều dành cho đồng tiền kỹ thuật số đầu tiên, chúng ta sẽ rất dễ quên rằng thị trường đang thực sự nhộn nhịp với các đồng tiền mới thú vị, và mỗi đồng tiền đều có các yếu tố tăng trưởng độc đáo của riêng nó. Đã qua rồi những ngày mà thị trường tiền mã hóa dịch chuyển theo nhất cử nhất động của BTC. Hãy nhìn vào các dự án như Avalanche (AVAX), Solana (SOL) và Cardano (ADA). Sự mở rộng nhanh chóng của DeFi và NFTs đã thúc đẩy nhu cầu đối với những đồng tiền hỗ trợ như vậy, và với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) trên 30%, những thị trường này còn lâu mới chạm tới ngưỡng bảo hòa. Do đó, không khó để tưởng tượng ra được một kịch bản mà Bitcoin tiếp tục giao dịch đi ngang trong một thời gian dài trong khi những "kẻ hủy diệt Ethereum" hỗ trợ hợp đồng thông minh giống như các đồng tiền nói trên sẽ tăng lên các mức giá cao mới chưa từng có.

Chúng ta có các mã thông báo liên quan đến trò chơi và metaverse đã chứng minh mối tương quan thấp với BTC về mặt tổng thể. Đơn cử như Axie Infinity, đồng tiền đã tăng giá tới 2500% chỉ trong từ tháng 7 đến tháng 8/2021, trong khi giá Bitcoin hầu như chỉ tăng 25% so với cùng kỳ. Khi metaverse thực sự bắt đầu nên hình nên dạng trong 12 tháng tới, chắc chắn sẽ có những cơ hội tương tự cho các nhà đầu tư hiểu biết.

Mua thấp, bán cao

Xác định đáy hay đỉnh của bất kỳ thị trường nào là một điều không dễ, nhưng việc cố gắng thực hiện điều đó với một thị trường nổi tiếng là biến động cực cao như tiền mã hóa thì không khác gì hơn là vô vọng. Tuy nhiên, những gì chúng ta có thể và thực sự phải làm với tư cách là nhà đầu tư là cố gắng xác định khi nào thì thị trường giá xuống hay thị trường giá lên sắp sửa kết thúc. Mặc dù chúng ta vẫn chưa biết liệu BTC và toàn bộ lĩnh vực tiền mã hóa có thể vượt qua quãng thời gian tồi tệ nhất hay không, nhưng có một điều chắc chắn là, ngay hiện nay trên thị tường đang có sẵn một số loại tiền kỹ thuật số có chất lượng với mức giá chiết khấu cao.

Tuy nhiên, nếu chúng ta có thể học được gì đó từ lịch sử, thì đó là lợi ích lớn nhất trong chu kỳ tăng giá tiếp theo sẽ vào túi của những người đã mua được giá hời trong thị trường giá xuống trước đó. Đơn giản là vậy. Đó là lý do tại sao bình quân giá chi phí đô la (dollar-cost averaging) lại là chiến lược quan trọng và tăng gấp đôi ở các thị trường có xu hướng giảm. Cách khôn ngoan để tối đa hóa lợi nhuận tiềm năng theo thời gian là mua khi giá thấp hơn mức giá trung bình động của chúng. Tuy nhiên, đôi khi điều này nói thì dễ hơn làm.

Mua ở đáy với Libertex

Libertex cung cấp một loạt các CFD tiền mã hóa, từ những đồng tiền kinh điển như Bitcoin, Ethereum và Ripple, cho đến các dự án mới thú vị như Avalanche, Chainlink và Axie Infinity. Với Libertex, bạn có thể lưu trữ toàn bộ danh mục cổ phiếu, hàng hóa, CFD ngoại hối và tiền mã hóa cùng ở một nơi dễ truy cập. Để biết thêm thông tin hoặc để tạo tài khoản, hãy truy cập www.libertex.org

 

Trải nghiệm sự phấn khích khi giao dịch!

Đăng ký tài khoản thử nghiệm với Libertex và tìm hiểu cách giao dịch