Khi gần tới mùa lái xe cao điểm, hẳn ai trong số chúng ta cũng nhớ về việc mức giá dầu và khí đốt đạt đỉnh vào mùa hè năm trước. Giá dầu Brent đã chạm đỉnh 112,24 USD/thùng và Henry Hub ghi nhận mức cao sau nhiều năm là 9,51 USD, gây hoang mang cho người dân ở phương Tây bởi họ vốn đã – đang phải chịu đựng tình trạng lạm phát. Sau đợt giảm dần trong nửa cuối năm 2022, giá dầu Brent dường như đã ổn định ở mức 80 USD/thùng trước khi tăng trở lại trên 90 USD vào cuối năm 2023 và đầu năm 2024. Sự biến động này chủ yếu được quy kết là do bất ổn địa chính trị ở Đông Âu và gần đây hơn là ở Trung Đông; bên cạnh đó, những biện pháp cắt giảm sản xuất tự nguyện của OPEC+ cũng là yếu tố góp phần làm tăng giá.
Tuy nhiên, khi căng thẳng giữa Israel và Iran leo thang sau vụ đánh bom Đại sứ quán Cộng hòa Hồi giáo tại Damascus và sự trả đũa của Iran, giá dầu bỗng nhiên lại bắt đầu giảm đột ngột. Thực tế, giá dầu Brent đã sụt hơn 10% từ ngày 5/4 đến ngày 3/5. Sau đó, mặc dù có nỗ lực để phục hồi, song giá đã không thể củng cố được. Tiếp đó, cái chết của Tổng thống Iran trong một tai nạn trực thăng vào ngày 20/5 đã khiến giá cả giảm hơn nữa. Vậy, điều gì đứng sau phản ứng bất thường này của thị trường? Liệu có những yếu tố phức tạp hơn nào đang diễn ra? Và chúng ta có thể kỳ vọng điều gì từ thị trường năng lượng cho đến cuối năm 2024?
Nhu cầu bị bóp nghẹt đè bẹp phần bù rủi ro
Dù bình thường người ta kỳ vọng giá tăng trong bối cảnh có căng thẳng quân sự tại một quốc gia sản xuất dầu lớn, song chúng ta chỉ thấy giá giảm nhẹ đi mà thôi. Helima Croft từ RBC Capital Markets chỉ ra rằng, "Về cơ bản, các phụ phí trước đây được tính vào giá do rủi ro địa chính trị giờ đây cơ bản đã biến mất, dẫn đến việc giá cả giảm xuống thay vì tăng lên". Thậm chí, sự cố phá hủy một nhà máy lọc dầu khác của Nga diễn ra trong tuần này cũng không thể tạo ra động lực để giá tăng. Có nhiều lý do cho điều này, nhưng nguyên nhân chính là sự thiếu hụt lớn về nhu cầu và điều này dường như ngày chỉ càng thêm xấu đi.
Một yếu tố không thể phủ nhận là Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ đã không thực hiện cam kết cắt giảm lãi suất nhiều lần bắt đầu từ quý 2 năm 2024 bởi các quan chức cấp cao của Cục cho biết họ chưa thực sự tự tin rằng lạm phát đã được kiểm soát một cách chặt chẽ. Và không chỉ dầu mà ở tất cả các tài sản rủi ro, sự quan tâm đều giảm đi. Ngay cả khi mùa lái xe dịp hè nổi tiếng đang đến gần, chúng ta vẫn không thấy sự lo lắng thường thấy về nguồn cung – yếu tố khiến giá lên vào thời điểm này trong năm. Xét đến những yếu tố vĩ mô, chúng ta thấy tình hình làm việc từ xa tăng lên sau đại dịch, sự gia tăng lớn trong dự trữ sau cuộc khủng hoảng giá năm 2022 và nhu cầu suy giảm trong các ngành công nghiệp. Trong bối cảnh này, do không có động lực ngắn hạn nào đủ mạnh để phá vỡ mức trần giá chống rủi ro hiện tại, nên chúng ta có thể kỳ vọng giá dầu sẽ tiếp tục dao động trong khoảng từ 79 đến 82 USD/thùng trong ít nhất một tháng tới.
Đừng quên OPEC
Mặc dù thị trường đã chuẩn bị sẵn sàng cho những tác động từ các yếu tố tự nhiên có thể làm giảm nguồn cung, chúng ta không thể loại trừ khả năng rằng OPEC+ sẽ gây ra những bất ngờ. Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đồng minh dự kiến sẽ họp vào ngày 01/6 để xem xét lại thỏa thuận cắt giảm sản lượng tự nguyện hiện tại là 2,2 triệu thùng mỗi ngày. Cái chết của tổng thống Iran và tình trạng sức khỏe yếu của quốc vương Salman của Ả Rập Xê-Út dự kiến sẽ không gây ảnh hưởng lớn đến chính sách của các quốc gia này liên quan đến việc đạt mục tiêu sản xuất dầu của OPEC+.
Dự kiến, giá dầu cao sẽ là lựa chọn ưa thích của lãnh đạo các quốc gia sản xuất dầu lớn. Tuy nhiên, việc này còn phụ thuộc vào lượng dầu bán ra và bị tác động bởi hoạt động của các nhà sản xuất không thuộc tổ chức sản xuất dầu như Hoa Kỳ. Vì vậy, nguy cơ lượng dầu được cắt giảm sẽ tăng mạnh là khó xảy ra, nhưng khả năng kéo dài các biện pháp cắt giảm hiện tại lại rất cao. Như Priyanka Sachdeva, nhà phân tích thị trường cấp cao tại Phillip Nova, đã cảnh báo: "Việc tiếp tục các biện pháp cắt giảm [có thể] khiến nguồn cung trên thị trường dầu trở nên khan hiếm. Mọi sự phục hồi về nhu cầu từ Trung Quốc, quốc gia có vẻ như đang tích trữ dầu giá rẻ, sẽ càng thúc đẩy xu hướng tăng giá của dầu."
Khả năng tình hình địa chính trị xấu đi, kết hợp với căng thẳng leo thang và nhu cầu theo mùa tăng, có thể tạo đủ áp lực để giá dầu tăng một cách khiêm tốn. Tuy nhiên, giá dầu Brent và dầu thô Mỹ khó có thể vượt qua ngưỡng 85 USD và 80 USD/thùng tương ứng, trừ khi xảy ra một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về nguồn cung cùng với sự tăng mạnh về nhu cầu.
Giao dịch CFD dầu khí và nhiều tài sản khác với Libertex
Libertex là nhà môi giới CFD có nhiều kinh nghiệm, đã và đang tạo cơ hội cho các nhà giao dịch và nhà đầu tư cá nhân giao dịch và đầu tư vào thị trường tài chính kể từ năm 2012. Với Libertex, bạn có thể giao dịch CFD trên nhiều loại tài sản khác nhau bao gồm cổ phiếu, quỹ ETF, tiền tệ, cũng như kim loại, quyền chọn và tất nhiên cả dầu khí. Libertex giúp bạn thực hiện các vị thế CFD mua hoặc bán đối với các loại dầu Brent, WTI, Light Sweet hoặc khí tự nhiên Henry Hub Natural Gas. Với tính năng đòn bẩy của Libertex, bạn có thể lựa chọn chiến lược giao dịch và mức độ rủi ro phù hợp với bản thân mình. Để biết thêm thông tin hoặc để tạo tài khoản cá nhân, hãy truy cập www.libertex.org ngay hôm nay!