12 tháng qua là một chuyến đi trên tàu lượn siêu tốc đối với các loại tiền kỹ thuật số và những người nắm giữ chúng. Vô số triệu phú đã xuất hiện và những công cụ một thời được xem thuộc thị trường ngách này cuối cùng đã được nhiều nhà đầu tư tổ chức dang tay chào đón. Có thể hiểu, tâm điểm chú ý đã hướng vào các tài sản cổ điển như Bitcoin, Ethereum và Litecoin. Nhưng ngoài sự phát triển bùng nổ của những đồng tiền nổi tiếng này, thậm chí còn có nhiều sự phát triển quan trọng hơn đang diễn ra trong không gian tiền mã hóa. Khi nhu cầu về tài sản kỹ thuật số tăng vọt từ Phố Wall đến Phố Mua sắm, các ngân hàng trung ương toàn cầu hiện cũng đang tìm cách bắt tay vào hành động.
Trong gần 3 năm nay, cuộc thảo luận nghiêm túc về Tiền tệ kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương (CBDC) đã và đang diễn ra và hầu như tất cả các cơ quan quản lý lớn trên thế giới đều đang nỗ lực để tung ra các phiên bản của riêng họ với nhiều mức độ nhiệt thành khác nhau. Và rồi thì COVID-19 xảy đến, càng thúc đẩy hơn nữa tốc độ các nỗ lực hiện thực hóa. Không có gì ngạc nhiên khi cho đến nay, Trung Quốc là dự án CBDC tiên tiến nhất hiện nay, với việc đã chạy thử nghiệm thực tế đối với một loạt các giải pháp thanh toán điện tử tiền tệ kỹ thuật số (DCEP) trong năm 2020. Nhưng Trung Quốc không đơn độc trên hành trình này. Đầu năm 2020, chúng ta cũng đã chứng kiến sự thành lập của một nhóm làm việc xuyên biên giới đại diện cho năm loại tiền tệ dự trữ toàn cầu (CAD, EUR, JPY, CHF và GBP) cộng thêm SEK.
Cuộc đua giữa Hoa Kỳ và thế giới
Không chịu thua kém những người đồng cấp của mình trên khắp thế giới, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (FED) Jerome Powell đã bất ngờ đưa ra một số bình luận tiết lộ về dự án CBDC của Hoa Kỳ tại một phiên điều trần gần đây của Quốc hội. Powell đã tiết lộ nhiều tới mức khẳng định rằng FED sẽ hướng tới việc tương tác với công chúng trên đồng đô la kỹ thuật số trong năm nay (2021), đồng thời nói thêm rằng việc Quốc hội có trao cho cơ quan quản lý Hoa Kỳ này sự “ủy quyền lập pháp” đối với dự án này hay không là hoàn toàn tùy thuộc vào Quốc hội. Chủ tịch Fed đã nói rõ rằng CBDC mới sẽ không được sử dụng để thao túng thị trường, qua đó nhấn mạnh sự cần thiết phải hết sức thận trọng với việc thiết kế đồng đô la kỹ thuật số để đảm bảo rằng nó không làm suy yếu hoạt động lành mạnh của hệ thống tài chính Hoa Kỳ.
Ai cũng là người chiến thắng
Chúng ta phải đối mặt với sự thật rằng lời kêu gọi về các phương án mang tính kỹ thuật số để thay thế các loại tiền tệ pháp định truyền thống chỉ sẽ có khả năng phát triển mạnh hơn trong tương lai khi thế hệ millennials và Gen Z bắt đầu vượt mặt các thế hệ đi trước. Chúng ta đã thấy quá rõ rằng là, các nhà tài chính trẻ tuổi - với phong cách sống luôn thèm khát sự thỏa mãn tức thì đã ăn sâu vào máu - đơn giản sẽ không thể sẵn sàng đợi qua mấy ngày để hoàn tất một cuộc thanh toán. Hơn nữa, nó giúp những người có hoàn cảnh khó khăn, không được ngân hàng hỗ trợ tiếp cận được tiền dễ dàng hơn và an toàn hơn và có thể giúp chống lại các hoạt động bất hợp pháp vốn thường đi đôi với tiền kỹ thuật số. Nhưng không chỉ người tiêu dùng mới được hưởng lợi. Theo báo cáo của IMF, với việc chi phí quản lý và chuyển tiền mặt hiện đang ở mức cao, công nghệ CBDC có thể cắt giảm chi phí đồng thời đẩy nhanh việc thực hiện chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương.
Đi trước đối thủ
Dù chúng ta có nghĩ gì đi chăng nữa thì các ngân hàng trung ương và các tổ chức phát hành có chủ quyền không phải là một tổ chức độc quyền hoàn toàn. Thật vậy, sự kém hiệu quả của hệ thống thanh toán đã thúc đẩy sự gia tăng của nhiều nhà cung cấp fintech/BaaS như Square và Adyen để lấp đầy khoảng trống do hệ thống cơ sở hạ tầng hiện có để lộ ra. Hơn nữa, bản thân các CBDC đã có sự cạnh tranh trong các đồng tiền ổn định (stablecoin) do tư nhân phát hành như Tether và có khả năng là cả Libra. Như những gì Thống đốc Fed Lael Brainard đã nói: “Sự ra đời của Bitcoin và sự xuất hiện sau đó của stablecoin với khả năng vươn ra toàn cầu đã đặt ra những câu hỏi cơ bản về các biện pháp bảo vệ có tính pháp lý và quy định, sự ổn định tài chính và vai trò của tiền tệ trong xã hội”. Do đó, các sáng kiến chính sách CBDC mới nhất này là hoàn toàn cần thiết nếu các ngân hàng trung ương muốn duy trì quyền kiểm soát đối với tiền tệ của chính họ trong thời đại tiền mã hóa.
Thay máu tiền pháp định, hay sẽ là gì khác?
Câu hỏi duy nhất còn lại là liệu những đồng tiền mới này có được hỗ trợ bởi bất cứ thứ gì hay không. Rõ ràng chúng ta có thể thấy rằng niềm tin của mọi người vào tiền pháp định đang suy yếu khi ngày càng có nhiều người tự hỏi liệu lãi suất ngày càng thấp và MMT (thuyết tiền tệ hiện đại) liệu có thể trụ vững thêm bao lâu. Nhiều nhà phân tích đã quảng bá rằng Bitcoin như một “tiêu chuẩn về vàng kỹ thuật số” mới và tiềm năng cho hệ thống tài chính toàn cầu trong tương lai. Nếu điều này diễn ra, chúng ta sẽ cần phải chứng kiến một sự gia tăng lớn khác về giá trị của BTC lên tới mức có thể vượt qua cả đợt bùng nổ giá của năm 2018 và 2020. Không ai biết cuối cùng điều gì sẽ xảy ra, nhưng có một điều chắc chắn rằng, nếu Bitcoin trở thành nguồn dự trữ tiền tệ toàn cầu, chúng ta có thể đạt được hiệu suất cao gấp 10, 20 hoặc thậm chí 30 lần trong những năm tới!