Phân tích kỹ thuật là một kỹ năng bắt buộc phải có đối với mọi nhà giao dịch trong ngày chuyên nghiệp. Tuy nhiên, nó cũng là một công cụ cực kỳ hữu ích cho các nhà đầu tư trung và dài hạn. Sau khi tìm hiểu về các chỉ báo dao động RSI và MACD vào tuần trước, chúng ta hãy đào sâu vào một số phương pháp phân tích kỹ thuật khác.
Lần này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các bộ dao động xu hướng đã được nghiên cứu một tuần trước với một cái nhìn cận cảnh về chỉ báo biến động có lẽ được xem là hữu ích và linh hoạt nhất mà chúng ta hiện có: Dải Bollinger. Một số bạn có thể chưa bao giờ nghe nói về chúng, nhưng đừng lo lắng: đến cuối bài viết này, bạn sẽ biết mọi thứ cần biết về những chỉ số quan trọng này!
Dải Bollinger
Dải Bollinger, được phát triển bởi nhà giao dịch kỹ thuật nổi tiếng John Bollinger, bao gồm một cặp đường xu hướng thể hiện hai độ lệch chuẩn (tích cực và tiêu cực) so với đường trung bình động đơn giản (SMA) của một giá chứng khoán nhất định. Mục đích của chúng là mang đến cho các nhà đầu tư xác suất cao hơn trong việc xác định đúng các điều kiện mua quá mức hoặc bán quá mức. Điều này khiến nó là công cụ kiểm định hoàn hảo để bổ sung cho phân tích RSI hay MACD.
Công thức tính toán chúng khá phức tạp, nhưng may mắn cho chúng ta đó là nền tảng Libertex có thể tính toán và tự động áp dụng các dải này, cũng như các bộ dao động bổ sung thể hiện sự chênh lệch về độ rộng và phần trăm giữa các dải trên và dưới. Dưới đây là minh họa về biểu đồ giá một năm của cổ phiếu Apple (AAPL) với cả ba lớp phủ đó:
Nhưng, chúng giúp chúng ta giao dịch như thế nào?
Một chân lý mà các nhà giao dịch đã nghiệm ra đó là giá càng gần biên độ trên thì thị trường càng mua quá nhiều. Ngược lại, khi giá di chuyển về phía dải dưới thì đó là dấu hiệu về tình trạng bán quá mức. Ngoài ra, việc khi các dải mở rộng ra đó là lúc sự biến động đang tăng lên, còn nếu chúng thu hẹp thì báo hiệu rằng sự biến động đang giảm. Điều này là bởi độ lệch chuẩn chính nó đã là một thước đo của sự biến động.
Tín hiệu quan trọng hàng đầu đối với dải Bollinger là một hiện tượng được gọi là "The Squeeze" (Thắt chặt). Đây là khi các dải tiến sát nhau hơn, qua đó cho thấy sự biến động đang giảm dần và sự tồn tại của các cơ hội tiềm năng để mở giao dịch. Mặt khác, việc các dải mở rộng ra được coi là một dấu hiệu của sự biến động ngày càng tăng và - tùy thuộc vào những gì mà chỉ báo RSI đang cho thấy - thường được hiểu là một tín hiệu để đóng các vị thế hoặc đánh giá lại mức chốt lời.
Hãy cùng nhìn lại biểu đồ cổ phiếu AAPL một lần nữa:
Bạn có thấy các vòng tròn màu xanh lá cây? Chúng cho thấy sự thắt chặt đột ngột của các dải. Một thời gian ngắn sau đó, chúng ta thấy các biến động đáng kể theo hướng đi lên, điều này cho thấy rằng sự thắt chặt đó biểu thị cho một điểm vào lệnh tối ưu cho một vị thế mua.
Thế còn lúc nào thì nên bán?
Điều này thì phức tạp hơn một chút và đòi hỏi sự kết hợp của các chỉ báo để xác định được mức độ chắc chắn về thời điểm sắp có sự sụt giảm. Thật vậy, ngay cả chính John Bollinger cũng tuyên bố rằng các dải của ông không nhằm mục đích được sử dụng như một chỉ báo quan trọng đơn lẻ mà phải được kết hợp với một số công cụ phân tích kỹ thuật khác để cung cấp các tín hiệu đáng tin cậy và giúp bạn hành động chuẩn xác. Tuy nhiên, chúng ta sẽ cố gắng khai thác tính năng của chúng ngay cả khi chỉ kết hợp với chỉ báo RSI mà chúng ta đã tìm hiểu vào tuần trước. May mắn thay, bộ phân tích kỹ thuật tích hợp trên ứng dụng của Libertex sẽ giúp việc này trở nên dễ dàng.
Chỉ cần chuyển sang chế độ toàn màn hình trên biểu đồ và làm theo hướng dẫn từ phần trình bày tuần trước để thêm chỉ báo RSI (nhấp vào tab chỉ báo, di chuột qua "Oscillators" (Bộ tạo dao động) và chọn RSI). Sau đó, thực hiện lại thao tác tương tự để thêm Dải Bollinger như hình dưới đây:
Bây giờ, như chúng tôi đã đề cập trước đó: sự mở rộng của các dải là một dấu hiệu tốt cho thấy sự biến động của thị trường đang gia tăng và sự sụt giảm có thể xảy ra. Vấn đề là những khoảng mở rộng này thường kéo dài hơn và ít khi được xác định rõ ràng so với những điểm thắt. Điều này có nghĩa là chúng ta có thể bỏ lỡ nhiều diễn biến đảo chiều nếu chúng ta đóng các vị trí ở dấu hiệu mở rộng đầu tiên, như được thể hiện bằng các vòng tròn màu vàng bên dưới:
Bạn có để ý về thời gian diễn ra sự mở rộng (biến động) không? Điều này là do giá cả tăng liên quan đến xu hướng tăng mà bản thân nó đại diện cho sự biến động đáng kể so với đường SMA 20 ngày sau đó, vì vậy thật khó để xác định tại điểm nào thì độ rộng tương ứng đó đại diện cho thời điểm thị trường thực sự mua vào quá nhiều.
Tuy nhiên, nếu chúng ta kết hợp chỉ báo RSI (các đỉnh được khoanh tròn màu xanh lam) vào phân tích của mình, chúng ta sẽ thấy rằng đây là một chỉ báo hàng đầu thể hiện độ chính xác cao hơn nhiều. Bằng cách kết hợp cả hai công cụ này với nhau (đỉnh của chỉ báo RSI và độ mở rộng rõ rệt của dải Bollinger), chúng ta có thể dự đoán chính xác hơn nhiều về sự giảm giá sắp diễn ra. Đây là lý do tại sao chính John Bollinger khuyến nghị chúng ta khi phân tích nên kết hợp sử dụng các công cụ không có sự tương quan với dải Bollinger như chỉ báo RSI và đường MACD.
Mở rộng kiến thức của bạn với Libertex
Hy vọng rằng bạn thích phần mới nhất này trong loạt bài về phân tích kỹ thuật giao dịch của chúng tôi. Nhờ vào khả năng tương tác của chỉ báo Bollinger với các bộ dao động xu hướng chính yếu mà chúng ta đã tìm hiểu vào tuần trước, giờ bạn có thể tinh chỉnh kỹ năng phân tích kỹ thuật của mình lên một cấp độ mới và tự mình tạo ra các tín hiệu giao dịch chính xác hơn. Nếu bạn cảm thấy tự tin vào khả năng của mình sau hai bài hướng dẫn này, bạn có thể cân nhắc thử nghiệm chúng trên một vị thế trực tiếp. Đối với những người ít thích rủi ro, tuần này có thể là một cơ hội tuyệt vời khác để kiểm nghiệm các công cụ này với tài khoản Demo của các bạn.