Nếu năm 2020 là năm tăng trưởng của cổ phiếu công nghệ toàn cầu, thì không nghi ngờ gì nữa, năm 2021 chính là năm sụt giảm của chúng. Tất cả chúng ta đều còn nhớ sự trỗi dậy hoành tráng của Quỹ Đổi mới ARK của Cathie Wood, với việc thu về 400% lợi nhuận trong khoảng thời gian chưa đầy một năm trong năm 2020, điều mà hầu như chưa từng xảy ra đối với một dòng sản phẩm phong phú như ETF. Sự kiện có lẽ ít gây bất ngờ hơn đó là sự sụp đổ kinh hoàng không kém diễn ra sau đó, khi quỹ này "bay hơi" gần 65% giá trị vào năm ngoái.
Xu hướng này đã lan rộng trên hầu hết tất cả các cổ phiếu tăng trưởng trong lĩnh vực công nghệ trên toàn cầu, với một vài trường hợp ngoại lệ đáng chú ý. Nhưng ảnh hưởng đó thậm chí còn mạnh hơn ở Trung Quốc, nơi mà sự kết hợp của các cuộc đàn áp của chính phủ trong nước và lo ngại về việc hủy niêm yết của Hoa Kỳ đã kìm hãm tăng trưởng trong năm 2020 và làm trầm trọng thêm mức độ thiệt hại trong giai đoạn 2021-2022. Tuy nhiên, những diễn biến gần đây cho thấy có thể có ánh sáng ở cuối đường hầm, khiến nhiều nhà đầu tư đặt câu hỏi: bây giờ có phải là lúc để đầu tư vào Trung Quốc?
Trung Quốc luôn là một "bãi mìn" đối với các nhà đầu tư phương Tây. Rủi ro cố hữu của các Mô hình sở hữu đặc biệt (VIE) được hầu hết các công ty Trung Quốc sử dụng để lách các quy định về sở hữu nước ngoài, tính rõ ràng của các cấu trúc này về mặt kiểm toán và báo cáo, và tất nhiên, là cả sự bất đoán định liên quan đến quyền lực của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đối với số phận của từng công ty. Tất cả những yếu tố này, theo cách này hay cách khác, đều liên quan đến thị trường giảm giá đã kéo dàn gần 18 tháng qua, song có vẻ như những lo ngại này cuối cùng đã được giải quyết (ít nhất là một phần).
Sau khi sụt giảm ở mức hai con số vào thứ Ba, các gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc là Alibaba, Baidu và Tencent đã công bố mức tăng trong ngày lớn nhất kể từ năm 2008, lần lượt là 27,30%, 20,40% và 23,15%. Điều này xảy ra sau khi Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc cho biết rằng chính phủ sẽ “hỗ trợ nhiều loại hình doanh nghiệp niêm yết ở nước ngoài”, qua đó xoa dịu lo ngại rằng Trung Quốc sẽ tìm cách chặn đầu tư nước ngoài sau khi ĐCSTQ ban hành các quy tắc nghiêm ngặt về IPO ở nước ngoài vào mùa hè năm ngoái.
Diễn tiến của vấn đề
Sự trượt dốc của lĩnh vực công nghệ của Trung Quốc thực sự bắt đầu tái diễn vào tháng 11/2020 với sự sụp đổ của đợt IPO của Ant Group và sự ra đời của các quy định khắc nghiệt về chống độc quyền. Sau đó, mọi thứ trở nên ngày càng tồi tệ với cuộc điều tra về Alibaba và sự biến mất bí ẩn của Jack Ma vào cuối tháng 12 cùng năm. Sau sự xuất hiện trở lại của vị CEO của Alibaba và việc hoàn thiện luật chống độc quyền mới, có vẻ như điều tồi tệ nhất đã ở đằng sau chúng ta.
Cho đến thời điểm đó, phần lớn thiệt hại đã được quy về cho BABA, nhưng sau đó ĐCSTQ đã chuyển trọng tâm sang Tencent và Meituan, với việc áp đặt các biện pháp hạn chế như đã làm với Ant Group lên "cánh tay" công nghệ tài chính (fintech) của hai gã khổng lồ này và 11 công ty công nghệ Trung Quốc khác. Mùa hè năm 2021 sau đó đã diễn ra đợt IPO của Didi - “Uber của Trung Quốc”- rất được mong đợi tại Mỹ. Hai ngày sau đó, các nhà quản lý Trung Quốc đã tiến hành một cuộc điều tra đối với gã khổng lồ của lĩnh vực gọi xe này, yêu cầu nó dừng việc cho phép đăng ký tài khoản mới. Sau đó là sự xuất hiện của các quy định mới về an ninh mạng được đưa ra đối với các công ty niêm yết cổ phiếu ở nước ngoài, hạn chế thời gian chơi game của trẻ em và khoản tiền phạt nặng lên Meituan.
Họa vô đơn chí
Để trầm trọng hóa thêm các vấn đề, các nhà quản lý Hoa Kỳ cũng đang tiến hành cuộc "đàn áp" của riêng họ lên các công ty công nghệ Trung Quốc trong khi họ đang trải qua thời kỳ hỗn loạn tại quê nhà. Về cơ bản, các nhà lập pháp ở Washington không hài lòng khi nhiều công ty nước ngoài không tuân thủ các điều luật yêu cầu tất cả các công ty niêm yết của Hoa Kỳ phải đệ trình các cuộc kiểm toán có thể xác minh được bởi Uỷ ban giám sát kế toán công ty đại chúng (tiếng Anh: Public Company Accounting Oversight Board, viết tắt: PCAOB). Theo Đạo luật về Trách nhiệm Giải trình các Công ty Nước ngoài (được thông qua bởi Thượng viện Hoa Kỳ vào tháng 5/2020 và được ký thành luật vào ngày 18/12 cùng năm), các công ty Trung Quốc từ chối cho phép kiểm toán viên được công nhận truy cập vào tài khoản công ty sẽ bị xóa khỏi các sàn giao dịch của Hoa Kỳ sau ba năm không tuân thủ. Điều này tự nhiên làm dấy lên lo ngại của các nhà đầu tư nước ngoài rằng Chứng chỉ Lưu ký tại Mỹ (ADR) của họ sẽ trở nên vô giá trị do ĐCSTQ cực kỳ miễn cưỡng trong việc cho phép các công ty tuân thủ luật mới. Một đợt bán tháo lớn khác đã diễn ra sau đó khi các quỹ của Mỹ và các nhà đầu tư bán lẻ liên tục bán phá giá cổ phiếu Trung Quốc.
Vậy, liệu đây có phải là sự kết thúc của xu hướng giảm, hay vẫn còn nhiều nỗi đau nữa sẽ đến?
Như chúng ta đã thấy trong 18 tháng qua, toàn bộ tập phim này đã đầy rẫy những lắt léo. Sau các giai đoạn mà thị trường còn giữ được sự lạc quan thận trọng là sự nối tiếp của những chiếc hố sâu với sự tuyệt vọng cứ ngày một não nề hơn. Ngay khi chúng ta nghĩ rằng tác động của một yếu tố tiêu cực nào đó đã được tính toán triệt để, thì một yếu tố khác lại bất ngờ xuất hiện. Điều đó có nghĩa rằng, những lần “phục hồi” trước đó không ngoạn mục bằng những gì chúng ta đã thấy vào thứ Tư và thứ Năm (16-17/3) vừa qua, và luôn hiện hữu cảm giác không chắc chắn xung quanh các vấn đề quan trọng như niêm yết nước ngoài, các quy định trong nước và hình phạt tài chính.
Mặt khác, giờ đây, chúng ta đã thấy rõ cuộc chiến về mặt lập pháp cả ở Trung Quốc và Hoa Kỳ (HFCA và luật chống độc quyền/chống độc quyền của Trung Quốc hiện đã được hoàn thiện), cũng như việc tất cả các công ty công nghệ lớn đã vi phạm pháp luật đều đã gánh chịu sự trừng phạt của cơ quan chức năng. Tuyên bố gần đây nhất của Lưu Hạc đã trả lời cho câu hỏi cùng về việc liệu Trung Quốc có cho phép các công ty của mình niêm yết ở nước ngoài hay không và do đó thể hiện một bước ngoặt quan trọng trong câu chuyện này. Vì vậy, mặc dù chúng ta không thể xác định liệu đây có phải là bước ngoặt cuối cùng hay không, nhưng có thể nói rằng những khó khăn vừa qua chắc chắn đã lắng xuống và con đường dẫn đến tăng trưởng đang hiện rõ.
Ra biển lớn với Libertex
Libertex giúp bạn tiếp cận và giao dịch cổ phiếu của các tên tuổi lớn như Alibaba, Baidu và Tencent, cũng như iShares China Large Cap ETF. Với sự biến động vốn có và sự bất đoán định trong ngắn hạn của chứng khoán Trung Quốc, việc giao dịch đòn bẩy có thể gặp rủi ro. Tuy nhiên, tiềm năng dài hạn và tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) khủng khiếp của lĩnh vực này khiến nó trở thành một ứng cử viên sáng giá đối với các khách hàng của Libertex Portfolio. Với Libertex Portfolio, bạn có thể tận hưởng mức hoa hồng và phí bằng 0, đồng thời nhận cổ tức khi trở thành cổ đông của các công ty đủ điều kiện chi trả.