Skip to main content
technical-analysis

Phân tích kỹ thuật - sự khác biệt giữa giới chuyên nghiệp và nghiệp dư

thứ 7, 03/05/2022 - 14:38

Phân tích kỹ thuật là gì?

Về bản chất, phân tích kỹ thuật xoay quanh việc nghiên cứu các biến động và xu hướng giá trong quá khứ để dự đoán các diễn biến thị trường trong tương lai. Ban đầu, phương pháp này bắt nguồn dưới dạng một kỹ thuật truyền thống vào thế kỷ 19 ở Nhật Bản, nơi những người buôn gạo sử dụng biểu đồ hình nến để dự đoán sự thay đổi giá cả đối với mặt hàng chủ lực của họ. Ngày nay, phương pháp này đã trở thành một công cụ không thể thiếu trong kho vũ khí của hầu như mọi nhà giao dịch hàng ngày nghiêm túc và kể cả một số nhà đầu tư dài hạn. Dù có điểm xuất phát khiêm tốn, phân tích kỹ thuật đã phát triển mạnh mẽ thành một lĩnh vực riêng và hiện nay nó bao gồm nhiều loại dao động, hình mẫu, chỉ báo xu hướng và nhiều cấu phần khác. 

Những người ủng hộ phân tích kỹ thuật nói rằng đây là công cụ nghiên cứu duy nhất mà một người cần để thành công khi là nhà giao dịch hoặc nhà đầu tư vì dù gì đi nữa thì giá cả thị trường đều phụ thuộc vào tất cả các tin tức và diễn biến quan trọng có liên quan. Dù lập trường của bạn trong cuộc tranh luận này là gì, không thể phủ nhận rằng phân tích kỹ thuật là một phần cốt yếu trong chiến lược giao dịch của chúng ta, đặc biệt là khi tìm kiếm các điểm vào và ra. Hôm nay, chúng ta sẽ xem xét một số chỉ báo tích hợp trên biểu đồ phổ biến nhất hiện có trên nền tảng Libertex và cách tận dụng chúng!

Chỉ số sức mạnh tương đối

Có lẽ hãy bắt đầu với chỉ báo quan trọng để chọn thời điểm mở hoặc đóng một vị thế: Chỉ số Sức mạnh Tương đối, tiếng Anh là Relative Strength Index (RSI). Đây là một chỉ báo xung lượng cho biết liệu thị trường đang quá mua hay quá bán tại thời điểm bất kỳ. Chỉ báo của J. Welles Wilder Jr được hiển thị dưới dạng một bộ dao động (một đồ thị đường di chuyển giữa hai điểm cực trị) và các giá trị tiềm năng của nó nằm trong khoảng từ 0 đến 100. Chúng ta thường hiểu rằng bất kỳ giá trị nào dưới khoảng 30 đều báo hiệu rằng thị trường đang bị bán quá mức và chiều đi lên sẽ sắp diễn ra. Ngược lại, chỉ số trên 70 thường cho thấy thị trường đang quá mua, có nghĩa là có thể xảy ra bán tháo. Để chồng RSI lên biểu đồ trong nền tảng Libertex, tất cả những gì bạn cần làm sẽ gói gọn trong các bước đơn giản sau:

Đầu tiên, chọn chế độ toàn màn hình trên biểu đồ bạn đã chọn, sau đó di chuột qua tab chỉ báo như hình minh họa. Tiếp đó, một menu thả xuống sẽ xuất hiện. Di chuột qua tab "Oscillators" (Bộ tạo dao động) rồi sau đó chọn "Relative Strength Index" (Chỉ số sức mạnh tương đối) từ menu thả xuống.

image-1

Sau khi hoàn tất, RSI sẽ xuất hiện ở cuối biểu đồ như hình dưới đây:

image-2

Nếu chúng ta nhìn vào hai vòng tròn màu đỏ đầu tiên, chúng ta sẽ thấy rằng những điểm đáy này trên chỉ báo RSI ngay lập tức sẽ đảo chiều tăng mạnh. Vòng tròn cuối cùng đánh dấu vị trí hiện tại mà chúng ta có, điều này cho thấy rằng chúng ta ở mức đáy hoặc gần chạm tới mức đáy cục bộ.

Chỉ báo Phân kỳ hội tụ trung bình động (MACD)

Chỉ báo MACD được sử dụng để xác định hướng xu hướng và ở mức độ thấp hơn, là xung lượng thị trường. Ngoài ra, nó cũng có thể cung cấp nhiều loại tín hiệu giao dịch khác nhau. Về cơ bản, giá của một loại chứng khoán có thể được cho là đang trong giai đoạn tăng bất cứ khi nào mà chỉ báo MACD trên 0. Tuy nhiên, nếu chỉ báo MACD dưới 0, công cụ đó được coi là đang trong xu hướng giảm giá. Đây là cách sử dụng chỉ báo này trên nền tảng Libertex:

image-3

Bản thân chỉ báo này bao gồm hai đường: đường MACD và đường tín hiệu, đường này di chuyển chậm hơn. Nếu MACD cắt xuống dưới đường tín hiệu thì có thể xác định là giá đang giảm. Tuy nhiên, nếu đường MACD cắt lên trên đường tín hiệu thì nghĩa là giá đang chiều tăng. Mặc dù MACD có thể được sử dụng để chọn điểm vào theo cách tương tự như RSI, nhưng với tính năng xem xét giá thực tế thay vì chỉ mua và bán nên nó có thể được sử dụng kết hợp với các chỉ báo khác như RSI để đánh giá xem một xu hướng nhất định có khả năng tiếp tục diễn ra hay không.

Để xem ví dụ về điều này trong thực tế, hãy xem lại cùng một biểu đồ TSLA đó với chỉ báo MACD được chồng lên:

image-4

Hãy nhìn kỹ các vòng tròn màu xanh lá cây. Chúng đại diện cho các điểm mà chỉ báo MACD và đường tín hiệu giao nhau. Bạn có để ý cứ sau mỗi điểm giao nhau thì lại xuất hiện chiều hướng đi xuống rõ ràng không? Đôi khi xu hướng giảm đã bắt đầu diễn ra, song việc nắm bắt xu hướng đảo ngược sớm và đóng bất kỳ vị thế mua/mở vị thế bán khi xuất hiện điểm giao nhau chắc chắn sẽ giúp bạn tiết kiệm/kiếm được một khoản tiền kha khá.

Cùng Libertex cải thiện kỹ năng

Đây là phần đầu tiên trong sê-ri các hướng dẫn phân tích kỹ thuật mà chúng tôi mong sẽ giúp bạn tận dụng tối đa các công cụ phân tích kỹ thuật ngay trên biểu đồ của ứng dụng Libertex. Hãy theo dõi các phần tiếp theo để xem xét kỹ hơn hai chỉ báo chính mà tất cả các nhà giao dịch thành công đều nằm lòng và tận dụng hiệu quả. Trong thời gian chờ đợi, hãy thử một số kỹ thuật mới này trên tài khoản Libertex thử nghiệm của bạn và kiểm nghiệm xem chúng sẽ hữu ích ra sao trong việc dự đoán biến động giá.

Trải nghiệm sự phấn khích khi giao dịch!

Đăng ký tài khoản thử nghiệm với Libertex và tìm hiểu cách giao dịch