Skip to main content
eurusd-parity

Euro và đô la Mỹ lần đầu tiên ngang giá sau hai thập kỷ

thứ 6, 07/15/2022 - 22:19

Thường thì một euro luôn có giá ít nhất bằng 1,10 đô la. Trên thực tế, từ năm 2007 đến năm 2014, đơn vị tiền tệ này có giá trung bình khoảng 1,40 đô la và thậm chí có vẻ như nó sẽ chạm mức 1,60 đô la sau cuộc Khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2008. Và kể từ đó, đồng tiền hùng mạnh này đã ngày càng suy sụp! Đúng vậy. Lần đầu tiên sau 20 năm, đồng euro và đô la Mỹ có giá ngang nhau. Nhưng câu hỏi vẫn là: bằng cách nào mà điều này diễn ra và nó có ý nghĩa gì đối với các nhà giao dịch và đầu tư?

Tại sao lại là đồng euro?

Nhiều người đã chỉ ra rằng đại dịch là chất xúc tác đằng sau sự suy thoái của đồng euro, và mặc dù nó chắc chắn đã đóng một vai trò trong việc khiến tình trạng ngang giá này xảy ra, nhưng thực ra sự suy giảm đã xuất hiện từ trước. Đại dịch vi-rút corona và sự đứt gãy chuỗi cung ứng không thể tránh khỏi, cũng như chính sách tiền tệ mềm mà nó gây ra chắc chắn là các nguyên do đã thổi bùng ngọn lửa lạm phát. Và trong một thế giới hàng hóa tính bằng đồng đô la, sự mất giá của đồng euro là hoàn toàn hiển nhiên. Tuy nhiên, nếu đại dịch là thứ bóng đen toàn cầu đã tác động đến hầu hết mọi quốc gia và tiền tệ trên thế giới, vậy tại sao đồng euro lại bị ảnh hưởng nặng nề hơn so với các đồng khác? Câu trả lời ngắn gọn là - nhìn vậy mà không phải vậy. Đồng yên Nhật Bản cũng bị định giá thấp hơn so với đồng bảng Anh, và cả ba loại tiền tệ này đều giảm hơn 12% giá so với đầu năm.

Nhân và quả

Sau khi đã xác định rằng vấn đề của đồng euro không nằm ngoài những gì mà bất cứ loại tiền tệ nào trừ đồng đô la sẽ gặp phải, chúng ta có thể bắt đầu phân tích chính xác về nguyên nhân và hệ quả. Thời điểm bước ngoặt thực sự đối với phần lớn các cổ phiếu lớn là năm 2014. Thiệt hại từ xu hướng giảm kéo dài 8 năm này hiện gần chạm tới mức giảm 30% và không có dấu hiệu đảo ngược trong thời gian ngắn sắp tới. 

Và, như thường lệ, chính sách của ngân hàng trung ương đã và đang đóng vai trò quan trọng. Trong khi Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) đã duy trì lãi suất huy động vốn trên 0 trong suốt thập kỷ qua, thì lãi suất của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) và Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) đã ở trong tình trạng âm trong vài năm. Tất nhiên, điều này làm cho việc phản ứng hiệu quả với một cuộc khủng hoảng như đại dịch trở nên khó khăn hơn và hạn chế các biện pháp kích thích khả dĩ, đồng thời làm phức tạp quá trình bình thường hóa chính sách về sau. Trong khi Fed và Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) có thể tăng lãi suất lần lượt lên 1,75% và 1,25%, thì BoJ và ECB vẫn bị mắc kẹt dưới 0% do lạm phát gia tăng.

Mối đe dọa suy thoái toàn cầu

Khi tập trung quá nhiều đến sự tăng trưởng của đồng đô la, sẽ thật dễ để chúng ta quên mất đi thực tế rằng đây cũng là một tin xấu đối với Mỹ cũng như đối với EU. Đồng đô la mạnh có nghĩa là hàng xuất khẩu của Hoa Kỳ đắt hơn và do đó sẽ kém cạnh tranh hơn. Chẳng hạn, việc các nước châu Âu chuyển sang nhập khẩu từ nhà cung cấp khí đốt sang Trung tâm khí đốt Henry Hub hiện nay là hoàn toàn vô nghĩa vì lựa chọn này đã cao này nay còn đắt hơn 12-15%. Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng năng lượng ngày càng gia tăng, nhiên liệu hóa thạch nói chung trở nên đắt hơn rất nhiều bởi dầu, bất kể nguồn gốc xuất xứ, luôn được giao dịch bằng đô la Mỹ. 

Mặt khác, điều này sẽ gây thêm áp lực lên ngành sản xuất của châu Âu vào thời điểm tồi tệ nhất có thể. Thật vậy, nền kinh tế lớn nhất của khu vực đồng euro, nước Đức, đã ghi nhận tình trạng thâm hụt thương mại hàng hóa đầu tiên kể từ năm 1991. Khi tình trạng thắt chặt tiền tệ tiếp diễn, điều mà đơn giản là không thể tránh khỏi, thì nguy cơ cả Mỹ và châu Âu rơi vào suy thoái sẽ tăng lên.

Vậy, nên đầu tư vào đâu?

Về cơ bản, câu trả lời là bất cứ gì ngoại trừ đồng euro và yên Nhật. Tuy nhiên, nghiêm túc mà nói, thị trường đã hướng về các loại tiền tệ trú ẩn an toàn như đô la Mỹ và đồng franc Thụy Sĩ và tình trạng này có vẻ sẽ chỉ gia tăng khi việc tăng lãi suất tiếp tục diễn ra. Thực tế, trong một thông báo vào tuần trước, Trưởng bộ phận Nghiên cứu FX toàn cầu của Ngân hàng Deutsche - George Saravelos đã cảnh báo các nhà đầu tư rằng việc thị trường thoái lui về đồng USD để trú ẩn có thể trở nên cực đoan hơn nếu Fed tiếp tục duy trì tình trạng thắt chặt, đẩy cả Mỹ và khu vực đồng euro tiếp tục rơi vào suy thoái.

Người ta có thể tưởng tượng rằng chứng khoán sẽ bị đánh bại trong kịch bản này, mặc dù chúng đã cố gắng thách thức các kỳ vọng của các nhà phân tích cho đến nay, với tất cả sự khôn ngoan thông thường trái ngược với các đợt tăng gần đây của thị trường. Tuy nhiên, ngoài đồng đô la, hai đối tượng hưởng lợi lớn khác từ nguồn vốn chảy ra từ tiền tệ và các tài sản rủi ro khác sẽ phải là vàng và bạc. Vàng đã tăng 12% so với đầu năm và có thể chứng mình mình là một hàng rào tuyệt vời chống lại lạm phát đang tiếp diễn.

Tận dụng thăng trầm của thị trường với Libertex

Libertex đã và đang kết nối những người bình thường với thị trường tài chính trong một phần tư thế kỷ qua và là nơi cung cấp nhiều loại CFD, từ Forex, hàng hóa và cổ phiếu, đến ETF và tiền mã hóa. Ngoài cặp EUR/USDChỉ số Đô la Mỹ, chúng tôi còn giúp bạn giao dịch các tài sản cơ bản như vàng, bạcdầu/khí. Và nhờ việc Libertex cung cấp cả cả các vị thế mua lẫn các vị thế bán, bạn có thể mở giao dịch tùy thuộc vào những gì mà bạn dự đoán về thị trường.

Trải nghiệm sự phấn khích khi giao dịch!

Đăng ký tài khoản thử nghiệm với Libertex và tìm hiểu cách giao dịch