Skip to main content
Oil on the up as conflict threatens Middle East

Dầu tăng giá khi xung đột leo thang ở Trung Đông

thứ 6, 04/12/2024 - 07:12

Ngay khi tưởng chừng như giá năng lượng đang được kiểm soát trở lại sau đợt tăng giá mạnh vào năm 2022 do hậu quả của đại dịch, giá dầu lại một lần nữa tăng cao. Lúc bấy giờ, nguyên nhân là do sự đứt gãy chuỗi cung ứng, nhu cầu tăng cao trở lại khi mọi thứ dần trở lại bình thường, đồng thời lạm phát đô la ở mức cao. Hiện nay, sự bất ổn về tình hình địa chính trị kết hợp với các đợt cắt giảm nguồn cung tự nguyện của OPEC+ đang khiến giá dầu ở mức cao. Tình hình căng thẳng tại Trung Đông, leo thang xung đột giữa Israel và Iran – một nhà sản xuất dầu lớn, cùng với các biện pháp trừng phạt tiếp diễn đối với các quốc gia sản xuất dầu khác là các yếu tố có thể góp phần khiến giá dầu càng leo thang tới mức cao mới mọi thời đại trong những tháng tới. Thật vậy, giá dầu Brent hiện đã trở lại trên mức quan trọng 90 USD/thùng và dường như sẽ tiếp tục tăng, trong khi giá dầu WTI và Light Sweet (dầu thô ngọt nhẹ) cũng đều trên 86 USD và cũng có thể tăng thêm. 

Thời điểm này thật sự không thể tồi tệ hơn đối với người tiêu dùng bình thường khi họ chỉ vừa mới bắt đầu vực dậy được sau khi chịu đựng áp lực giá kỷ lục, thử thách sự kiên cường của họ tới cực hạn. Nhưng như các nhà giao dịch và nhà đầu tư đều biết, mỗi cuộc khủng hoảng đều tiềm ẩn những cơ hội riêng. Theo đó, hãy cùng phân tích quỹ đạo tiềm năng của giá dầu trong những tuần và tháng tới để xem những yếu tố nào sẽ ảnh hưởng đến diễn biến của nó từ nay đến cuối năm 2024.

Căng thẳng gia tăng

Đây đã là đề tài được nhắc đi nhắc lại trong vài năm qua, nhưng có vẻ như diễn biến địa chính trị toàn cầu lại một lần nữa trở nên phức tạp hơn với tình hình hiện tại ở Israel và sự căng thẳng ngày một lan rộng trong khu vực. Vụ tấn công vào đại sứ quán Iran tại Damascus đã làm dấy lên mối lo ngại về một cuộc leo thang căng thẳng liên quan đến quốc gia sản xuất dầu mỏ chủ chốt này và tác động tiềm ẩn của nó đối với giá dầu mỏ trong thời gian tới. Hiện tại, mặc dù dầu mỏ của Iran đã chịu các biện pháp trừng phạt của Mỹ và châu Âu, nhưng sự sẵn có của nó vẫn có tác động đáng kể đến thị trường toàn cầu, bởi nguồn cung dầu rẻ hơn, phong phú hơn cho các quốc gia không tham gia vào các biện pháp trừng phạt này đã khiến nhu cầu của họ đối với dầu Brent và các loại dầu thô khác của Mỹ bị giảm đi.

Khi nguồn cung từ một nhà cung cấp bị cắt giảm, giá dầu thô nói chung sớm muộn gì cũng sẽ tăng lên. Xung đột ở Đông Âu cũng góp phần làm rối loạn nguồn cung và những cuộc tấn công mới đây vào các nhà máy lọc dầu lại như "đổ thêm dầu vào lửa". Mức độ ảnh hưởng của các cuộc xung đột như vậy đến thị trường toàn cầu, theo cách thức nào đó, sẽ được điều tiết bởi Hoa Kỳ, với tư cách là một nhà sản xuất dầu mỏ lớn kiêm cường quốc trung gian chủ chốt đối với cả hai khu vực xung đột. Việc điều này được thực hiện thông qua ngoại giao hay thao túng thị trường thì còn phải chờ xem, nhưng với cuộc bầu cử sắp tới, chắc chắn Tổng thống Biden sẽ cảm thấy áp lực trong việc giữ giá dầu dưới mức 100 USD/thùng.

Vẫn là con người chi phối

Như chúng ta đều biết, thị trường dầu mỏ luôn chịu ảnh hưởng bên ngoài, và các diễn biến của nó thường là kết quả của các chính sách của chính phủ cũng như các lực lượng cung cầu. Tổ chức có vai trò điều chỉnh giá cả nổi tiếng nhất có lẽ là OPEC+, đã thực hiện các biện pháp cắt giảm sản lượng tự nguyện trong hơn một năm qua. Cả Nga và Ả Rập Xê Út đã cắt giảm sản lượng lần lượt là 1 triệu và 500.000 thùng mỗi ngày (bpd), rồi Nga giờ đây đã giảm xuống còn 471.000 bpd nhưng chuyển từ hạn chế xuất khẩu sang cắt giảm sản xuất toàn diện. Giá dầu cao thường có lợi cho các quốc gia sản xuất dầu, và việc cố tình duy trì sản lượng thấp sẽ giúp tăng giá. Tuy nhiên, họ cũng muốn tận dụng lợi ích khi giá cao, nên phải sản xuất và bán ra nhiều dầu hơn. Đây là một sự cân bằng tinh tế giúp giữ giá nằm trong phạm vi hợp lý.

Hoa Kỳ cũng đóng vai trò đủ quan trọng để tác động đến giá cả. Mục tiêu hiện tại của nước này là kiểm soát giá dầu trước mùa nhu cầu di chuyển tăng cao để tránh gây bất mãn trong dân chúng ngay trước khi họ đi bỏ phiếu vào tháng 11. Với mục đích này, Cơ quan Năng lượng Hoa Kỳ đã tăng dự trữ dầu thô lên 3,2 triệu thùng trong tuần cuối cùng của tháng 3, mặc dù các nhà phân tích của Reuters dự đoán con số này sẽ giảm bớt 1,5 triệu thùng. Nếu chính sách này tiếp tục và các quốc gia OPEC+ thấy được lợi ích từ việc bán ra, chúng ta có thể thấy giá dầu quay trở lại mức 80 USD và thậm chí còn thấp hơn.

Giao dịch CFD dầu và nhiều CFD khác với Libertex

Libertex cung cấp CFD trên nhiều tài sản cơ sở khác nhau, bao gồm hàng hóa, ngoại hối, tiền mã hóa, và tất nhiên, cả dầu mỏ và khí đốt. Nền tảng Libertex cho phép bạn mở các vị thế mua hoặc bán CFD dầu thô như Brent, WTILight Sweet với đòn bẩy. Để biết thêm thông tin hoặc để tạo tài khoản cá nhân, hãy truy cập www.libertex.org/signup ngay hôm nay.

Trải nghiệm sự phấn khích khi giao dịch!

Đăng ký tài khoản thử nghiệm với Libertex và tìm hiểu cách giao dịch