Skip to main content
boj-rate

BoJ tăng lãi suất, đồng Yên vẫn sụt giá

thứ 6, 03/29/2024 - 08:44

Với tất cả sự phấn khích trên thị trường tiền tệ châu Âu và Mỹ trong vài năm qua – từ việc Euro-USD đạt tỷ giá ngang chưa từng có vào cuối năm 2022 cho đến việc lãi suất trái phiếu kho bạc lên xuống như đồ thị hình sin – cho nên nhiều người phương Tây không bận tâm gì đến châu Á cũng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, cùng thời điểm đó, một sự kiện có tính chất lịch sử theo đúng nghĩa đen đã xảy ra ở khu vực Viễn Đông.

Nhiều người có thể chưa biết, nhưng đồng yên Nhật tuy âm thầm song đã giảm giá mạnh so với đô la Mỹ (và các đồng tiền chính khác) từ năm 2021. Thực tế, đồng yên đã mất gần 1/3 giá trị, và hiện đang có giá 151,17 (ngày 27/03) và tỷ giá USD/JPY chưa từng ở trong tình trạng này trong hơn 30 năm qua. Thậm chí quyết định lịch sử của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) về việc tăng lãi suất lần đầu tiên kể từ năm 2007 vào tuần trước cũng không giúp ngăn chặn được sự suy giảm này. Đồng yên thực sự yếu đi hơn nữa sau tin tức này. 

Tuy nhiên, tốc độ suy giảm đã bắt đầu chậm lại sau khi Bộ trưởng Tài chính Shunichi Suzuki tuyên bố rằng ông sẽ không loại trừ bất kỳ biện pháp nào để giải quyết vấn đề của đồng yên. Dù vậy, vẫn tồn tại lo ngại rằng bất kỳ hành động can thiệp nào từ ngân hàng trung ương Nhật Bản cũng có thể sẽ không đủ hiệu quả, đặc biệt khi xem xét sự chênh lệch lớn gần 350 điểm cơ bản trong lãi suất của trái phiếu kỳ hạn 10 năm giữa Mỹ và Nhật. Vậy, nguyên nhân gì đã dẫn đến xu hướng giảm giá lâu dài này của đồng tiền của một trong những nền kinh tế hàng đầu thế giới, và diễn biến tương lai dài hạn trên thị trường sẽ như thế nào?

Vấn đề âm ỉ từ lâu

Ai cũng biết Nhật Bản là nước đã đặt ra một trong những mức lãi suất thấp nhất thế giới trong nhiều thập kỷ. Thực tế, cho đến khi có sự tăng lãi suất gần đây, lãi suất quỹ của BoJ đã ở trong vùng âm trong một thời gian. Kết hợp với chính sách nới lỏng định lượng táo bạo, được tăng cường trong đại dịch, việc giảm giá trị của đồng yên gần như là điều không thể tránh khỏi. Và mặc dù tăng trưởng về lương báo hiệu rằng lạm phát có thể được kiểm soát, song lợi suất thấp trên thị trường trái phiếu địa phương đã buộc các nhà đầu tư lớn của Nhật phải giữ khoảng 3 nghìn tỷ đô la trong trái phiếu nước ngoài và các giao dịch đồng yên, số tiền này đáng lẽ có thể đã được chuyển về nước.

Đáng tiếc là thật khó để thấy BoJ có thể cạnh tranh với lợi suất phần trăm trên 4% mà không làm quốc gia này lâm vào phá sản. Một áp lực tiềm ẩn khác ảnh hưởng đến đồng yên trong bối cảnh lãi suất tăng là sự suy giảm của các giao dịch chênh lệch lãi suất tiền tệ (carry trade) – một chiến lược trong đó các nhà giao dịch khối lượng lớn mua đồng yên với ý định sử dụng số tiền thu được từ giao dịch để đầu tư vào các đồng tiền mang lại lợi suất cao hơn. Hiện tại, yên vẫn là đồng tiền hấp dẫn nhất trong số các đồng tiền chính để áp dụng chiến lược này. Tuy nhiên, nếu lãi suất tiếp tục tăng, dòng vốn chảy vào đồng yên có thể giảm hơn nữa trong thời gian tới. Rất nhiều điều sẽ phụ thuộc vào việc liệu chúng ta sẽ tiếp tục thấy sự leo lên vượt qua mức 155 hay là sẽ quay trở lại dưới ngưỡng hỗ trợ quan trọng là 150, nơi mà chúng ta kỳ vọng sẽ bắt đầu chứng kiến sự gia tăng các vị thế mua vào cho đồng yên.

Nhìn vào những điểm sáng

Như đã nói, thị trường lao động của Nhật Bản đang hùng mạnh, điều này cho phép nó hỗ trợ được phần nào lạm phát do lãi suất cực thấp tạo ra, dù không thể mãi mãi như vậy. Có vẻ như mức tăng lên trên mốc 150 giữa cặp yên và đô la Mỹ đã được BoJ xem là một bước ngoặt, khi Bộ trưởng Tài chính Suzuki cam kết thực hiện "những bước đi quyết định" để củng cố đồng tiền này. Thực tế, 151,94 là cột mốc tại đó ngân hàng trung ương đã bắt đầu can thiệp mua yên trở lại vào tháng 10/2022, và không khó để suy đoán rằng đây là hành động mà BoJ sẽ sớm tái diễn. Khó có thể tưởng tượng rằng chính sách này không dẫn đến việc đồng yên sẽ mạnh hơn, nhất là nếu đi kèm với thêm vài đợt tăng lãi suất nhỏ trong những tháng còn lại của năm 2024.

Giống như bất kỳ vấn đề nào, việc quan trọng nhất là tìm kiếm sự cân đối lý tưởng giữa việc duy trì sự ổn định của đồng tiền quốc gia và hạn chế những tác động tiêu cực tới thị trường tín dụng trong nước. Trong thời gian dài lãi suất liên tục ở mức thấp kỷ lục, đã có một khối lượng vay mượn lớn, điều này có thể dẫn đến tình trạng nợ nần bị quá tải nếu lãi suất tăng đột ngột. Một sự cân bằng khác cũng cần được chú trọng là cán cân nhập khẩu và xuất khẩu. Việc đồng yên yếu đã khiến giá của hàng hóa nhập khẩu tăng cao đối với thị trường nội địa, nhưng đồng thời, Nhật Bản, với tư cách là một quốc gia xuất khẩu hàng đầu các mặt hàng có giá trị cao như ô tô và điện tử, lại càng trở nên cạnh tranh hơn trong bối cảnh hiện tại. Do đó, BoJ sẽ kỳ vọng về việc duy trì tỷ giá USD/JPY ở mức khoảng 140–150.

Giao dịch CFD ngoại hối và các CFD khác với Libertex

Libertex mang đến cho bạn cơ hội giao dịch với nhiều loại tài sản cơ sở – bao gồm cổ phiếu, hàng hóa, ETF, trái phiếu, tiền mã hóa và tất nhiên cả ngoại hối truyền thống. Với Libetex, bạn có thể đồng thời mua và bán các vị thế CFD với đòn bẩy. Chẳng hạn, chúng tôi cung cấp nhiều lựa chọn giao dịch cạnh tranh cho CFD trên các cặp tiền tệ như USD/JPYEUR/JPY cùng nhiều tỷ giá chéo khác. Để tìm hiểu thêm về các ưu đãi của Libertex hoặc đăng ký tài khoản, hãy truy cập www.libertex.org/signup ngay hôm nay!

Trải nghiệm sự phấn khích khi giao dịch!

Đăng ký tài khoản thử nghiệm với Libertex và tìm hiểu cách giao dịch