Skip to main content

Giao dịch trên thị trường chứng khoán với phí hoa hồng 0%

Cách nhận cổ tức

Những gì bạn sẽ nhận được khi nạp tiền vào tài khoản Libertex Portfolio

Shares in Apple, Tesla, Starbucks or other companies
Bạn sẽ được tặng cổ phiếu của Apple, Tesla, Starbucks hoặc các công ty khác khi sử dụng mã khuyến mãi GIFT
Giá trị tới 200 USD.
A video course on the basics of investing
Một khóa học qua video về kiến thức đầu tư cơ bản
Các bài học để nắm bắt những điều cơ bản.
Investment ideas
Các ý tưởng đầu tư
Gói đăng ký một tháng để được nhận các tín hiệu giao dịch về thời điểm nên mua/bán
Investment portfolio
Danh mục đầu tư
Với mức sinh lời trung bình trên 40%.
$10 to use to purchase cryptocurrency
Nhận 10 USD để mua tiền mã hóa khi sử dụng mã khuyến mãi GIFT
Shiba Inu, Doge hay Bitcoin: tùy bạn chọn.
Gold status for a month
Trạng thái Vàng trong một tháng
Tận hưởng thêm nhiều ưu đãi với trạng thái cao hơn.

Các tính năng của Libertex Portfolio

trend
Bắt đầu với chỉ từ 50 USD

Giao dịch linh hoạt với khoản đầu tư ban đầu chỉ từ 50 USD vào bất kỳ cổ phiếu nào

zero percents
Không phí hoa hồng

Chính xác là 0% cho mọi giao dịch trong các tài khoản đầu tư

coins
Kiếm cổ tức

Xây dựng danh mục chi trả cổ tức bền vững với Libertex Portfolio

Câu hỏi thường gặp

Công cụ tài chính là gì?

Bạn đã bao giờ tự hỏi công cụ tài chính là gì chưa? Dưới đây, chúng tôi sẽ giải thích khái niệm và cách thức hoạt động của công cụ tài chính. Các công cụ tài chính được các nhà đầu tư lẫn người tiết kiệm sử dụng trong các giao dịch hằng ngày của mình, từ cổ phiếu đến các công cụ phái sinh.

Vậy công cụ tài chính là gì? Chúng là các tài liệu hoặc hợp đồng thể hiện quyền sở hữu đối với chính tài sản đó. Quyền sở hữu có được khi hai bên trao đổi hoặc mua/bán tài sản thông qua hợp đồng thực hoặc hợp đồng kỹ thuật số.

Phân loại: Cơ sở hoặc phái sinh

Tùy theo đặc tính, các công cụ tài chính được phân loại thành tài sản cơ sở hoặc tài sản phái sinh. Tài sản cơ sở thì dễ nhận biết vì bạn sở hữu các tài sản thực. Danh mục này bao gồm cổ phiếu, tiền tệ, tiền mã hóa và quỹ hoán đổi danh mục và trái phiếu.

Mặt khác, các công cụ phái sinh là một phần của hợp đồng chênh lệch (CFD), trong đó các nhà đầu tư giao dịch trên các công cụ tài chính mà không mua tài sản cơ sở. Điều đó có nghĩa là bạn không mua chính loại chứng khoán nhất định nào đó mà đầu cơ vào lợi nhuận mà nó sẽ tạo ra trên thị trường tài chính. Danh mục này cũng bao gồm hợp đồng tương lai (Futures), quyền chọn (Options) và hợp đồng kỳ hạn (Forwards).

Chúng dùng để làm gì?

Trên thị trường tài chính, có nhiều lựa chọn công cụ khác nhau phù hợp với mục đích đầu tư và mục tiêu của từng nhà đầu tư. Mỗi loại đều có ưu điểm và nhược điểm riêng và ở từng thị trường, chúng lại có một mức độ lợi nhuận hoặc rủi ro nhất định.

Loại nào phù hợp nhất đối với từng nhà đầu tư?

Bạn có thể tìm hiểu bằng cách tính đến những yếu tố sau:

  • Tính thanh khoản - tức khả năng chuyển đổi một tài sản thành tiền mặt mà không phải chịu tổn thất lớn. Ta có thể biết được mức độ thanh khoản của một tài sản nào đó tùy thuộc vào thị trường mà tài sản đó được giao dịch.
  • Niềm tin - việc các nhà đầu tư biết rằng hợp đồng sẽ được thực hiện và họ sẽ nhận lại tiền hoặc lợi nhuận của mình trong khoảng thời gian quy định.
  • Hiệu suất - biết về thị trường mà tài sản hoạt động và nhu cầu về tài sản đó.

Cách xây dựng danh mục đầu tư

Nếu bạn là nhà đầu tư hoặc người tiết kiệm, bạn cần biết cách xây dựng một danh mục đầu tư. Trước tiên và quan trọng nhất, danh mục đầu tư chính là một tập hợp các tài sản tài chính từ các thị trường khác nhau.

Nhiều nhà giao dịch quyết định đầu tư tiền của họ vào nhiều thị trường tài chính khác nhau, chẳng hạn như thị trường ngoại hối hoặc thị trường chứng khoán, để tránh thua lỗ và rủi ro. Nói cách khác, họ không đặt tất cả vốn của mình vào một công cụ tài chính mà rải vốn trên nhiều lựa chọn khác nhau để đạt được sự cân bằng. Vậy, làm thế nào để xây dựng một danh mục đầu tư?

Từng bước xây dựng danh mục đầu tư

Để tạo một danh mục tài sản, hãy làm theo 5 bước sau:

Bước 1. Hồ sơ rủi ro. Các nhà đầu tư phải biết nên đầu tư vào tài sản nào và mức độ rủi ro mà họ có thể chấp nhận. Số tiền hiện có cũng là một yếu tố cần tính đến.

Sau khi xem xét các yếu tố này, hồ sơ rủi ro có thể được chia thành 3 loại: các nhà đầu tư thận trọng (conservative investors - những người muốn chấp nhận ít rủi ro hơn và bảo toàn vốn; các nhà đầu tư tiết chế (moderate investors) - những người không sợ rủi ro nhưng quan tâm nhiều hơn đến việc tạo ra lợi nhuận; và các nhà đầu tư táo bạo (agressive investors) - những người chọn đi theo mô hình đầu tư rủi ro nhất.

Bước 2. Mục tiêu. Trước khi lựa chọn tài sản nào để đầu tư, nhà đầu tư cần đặt ra các mục tiêu ngắn hạn và trung hạn.

Sau khi thiết lập các mục tiêu, bạn hãy lập kế hoạch đầu tư dựa trên các mục tiêu đó. Ví dụ, mục tiêu là tạo ra thu nhập ổn định hoặc kiếm được một số tiền lớn trong tương lai. Đó chính là cơ sở để bạn đánh giá và lập kế hoạch.

Bước 3. Tài sản. Sau khi đặt mục tiêu, bước tiếp theo là chọn tài sản tài chính, ví dụ: các công cụ cơ sở như cổ phiếu và trái phiếu hoặc các công cụ phái sinh như hợp đồng tương lai và hợp đồng chênh lệch.

Bước 4. Đa dạng hóa. Chiến lược danh mục đầu tư cần tới sự đa dạng hóa các khoản đầu tư của chúng ta trên các thị trường khác nhau. Nhỡ suy thoái xảy ra, nhà đầu tư vẫn sở hữu tài sản ở các thị trường tài chính khác.

Bước 5. Chi phí đầu tư. Bạn phải đánh giá mức chi phí đầu tư để chắc chắn về những tài sản mà bạn định mua. Các chi phí đó bao gồm phí hoa hồng, phí duy trì và phí chuyển nhượng.

Công cụ tài chính là gì?

Nếu bạn đã hạ quyết tâm và muốn bắt đầu đầu tư, bạn cần biết rằng các công cụ tài chính là tất cả các hợp đồng và trao đổi được thực hiện trên thị trường để mua một tài sản. Vậy, công cụ tài chính là gì?

Để trả lời câu hỏi "công cụ tài chính là gì", bạn cần phân loại chúng thành tài sản cơ sở và tài sản phái sinh.

Các công cụ cơ sở là chính bản thân các tài sản thực. Trong trường hợp này, bạn sở hữu tài sản mà bạn đã đầu tư, ví dụ như cổ phần. Mặt khác, các công cụ phái sinh là các thỏa thuận tài chính thiết lập giá của giao dịch dựa trên giá trị của tài sản cơ sở. Về cơ bản, bản thân chúng không có giá trị mà phụ thuộc vào tài sản cơ sở tương ứng, ví dụ như hợp đồng tương lai hoặc CFD.

Công cụ tài chính cơ sở

  • Cổ phiếu. Các công ty phát hành cổ phần dưới dạng cổ phiếu để thu hút thêm vốn còn các nhà đầu tư hay người tiết kiệm mua chúng để nhận được tiền lãi. Người mua nhận được cổ tức từ cổ phiếu cho đến khi họ bán chúng đi. Các quỹ hoán đổi danh mục (Exchange Traded Funds, hay ETF) cũng là các công cụ tài chính.
  • Trái phiếu. Có chức năng như một khoản vay. Nhà đầu tư mua trái phiếu từ một công ty và công ty đồng ý hoàn trả số tiền kèm theo tiền lãi vào một ngày đã thỏa thuận.
  • Các công cụ trên thị trường tiền tệ. Tương tự như trái phiếu, nhưng ngày đáo hạn của các công cụ này là trong vòng chưa tới một năm. Ví dụ về các công cụ này bao gồm chứng chỉ tiền gửi, thỏa thuận mua lại, chấp phiếu ngân hàng và tín phiếu kho bạc.

Công cụ tài chính phái sinh

  • Hợp đồng tương lai. Đây là các hợp đồng giữa hai bên để trao đổi tiền mặt hoặc tài sản khác vào một ngày đã thỏa thuận trong tương lai.
  • Quyền chọn. Quyền chọn cho phép nhà đầu tư có quyền mua hoặc bán một chứng khoán cơ sở ở một mức giá cụ thể.
  • Hợp đồng chênh lệch (CFD). Với loại tài sản này, bạn không mua chính bản thân tài sản đó mà mua nó dưới dạng CFD. CFD cũng có ngày đáo hạn.

Một danh mục đầu tư sẽ gồm những gì?

Để tìm hiểu về thành phần của một danh mục đầu tư, điều quan trọng đầu tiên cần lưu ý là việc đầu tư theo danh mục đầu tư là một trong những chiến lược được các nhà đầu tư trên khắp thế giới sử dụng rộng rãi nhất. Lý do chính là khả năng đa dạng hóa mức độ rủi ro và thu nhập.

Danh mục đầu tư là một tập hợp các công cụ tài chính (cổ phiếu, tiền tệ và trái phiếu) được mua bởi một nhà đầu tư hoặc người tiết kiệm. Danh mục đầu tư sẽ gồm những gì và bạn nên làm gì nếu là người chân ướt chân ráo?

Những bước đầu tiên

Đầu tiên, bạn nên biết rằng bất cứ khi nào nói tới việc tạo một danh mục đầu tư, chúng tôi khuyến nghị rằng các tài sản được đầu tư nên có sự liên quan lẫn nhau ở một mức độ nhất định.

Thứ hai, bạn có thể chọn tạo danh mục đầu tư theo loại hình công cụ tài chính hoặc mục tiêu đầu tư của mình. Cổ phiếu, trái phiếu và các tài sản khác, chẳng hạn như hàng hóa, nên được đưa vào danh mục tài sản đầu tư.

  • Dựa trên tài sản (Asset-based). Danh mục đầu tư này sẽ bắt đầu với cổ phiếu. Đây là những tài sản được phát hành bởi các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán và các nhà đầu tư mua chúng ở một mức giá cụ thể.

Trong khi đó, trái phiếu là một loại nợ do công ty tạo ra và nhà giao dịch mua nó như một loại khoản vay. Cuối cùng, trái phiếu tạo ra lợi nhuận từ khoản tiền lãi được tạo ra.

  • Dựa trên chiến lược (Strategy-based). Nếu nhà đầu tư tạo danh mục đầu tư dựa trên chiến lược hoặc mục tiêu, nó có thể được chia thành danh mục đầu tư hướng tới lợi tức và hướng tới giá trị.

Một danh mục đầu tư hướng tới lợi tức sẽ nhằm mục đích tạo ra nguồn thu nhập ổn định hơn là tập trung vào đầu cơ để có được lợi nhuận cao hơn trong tương lai. Danh mục đầu tư hướng tới giá trị là khi nhà giao dịch chọn các tài sản do các công ty có tiềm năng kinh tế cung cấp trong thời điểm gặp tình trạng khó khăn nghiêm trọng.

Danh mục đầu tư dùng để làm gì?

Một danh mục đầu tư tài sản nhằm mục đích đa dạng hóa thu nhập. Đó là một chiến lược tài chính nhằm tìm cách mở rộng thị trường đầu tư để vừa đảm bảo mức thua lỗ sẽ tương đối thấp nhưng vừa có được sự đa dạng hóa.

Mục tiêu cốt lõi là tối ưu hóa tiền đầu tư và lợi nhuận mà không đặt tất cả trứng vào một giỏ (phân tán rủi ro).

Các đặc tính của một danh mục đầu tư

Tại Libertex, chúng tôi biết rằng một chiến lược thị trường tài chính là để tạo ra một danh mục đầu tư tương ứng với hồ sơ và mục tiêu của nhà đầu tư. Để giúp bạn có thể tạo một danh mục đầu tư, sau đây chúng tôi xin nói về các đặc tính của một danh mục đầu tư.

Còn được gọi là danh mục tài sản đầu tư, loại danh mục đầu tư này bao gồm các công cụ tài chính khác nhau như cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ hoặc các công cụ phái sinh. Hãy tiếp tục đọc để tìm hiểu về các đặc tính của một danh mục đầu tư.

Các đặc tính chính

  • Sự cân bằng. Một đặc tính của danh mục đầu tư là hướng tới sự cân bằng trong các tài sản được chọn.

Chúng nên được lựa chọn theo mức độ rủi ro mà nhà đầu tư sẵn sàng chấp nhận, số vốn họ muốn kiếm được, số tiền họ có thể đầu tư và thị trường mà chúng được giao dịch.

  • Lợi suất. Một tiêu chí cực kỳ quan trọng đó là chọn các công cụ tài chính dựa theo mức lợi tức mà chúng tạo ra. Đó là các tài sản tuy có mức lợi tức cố định, thấp nhưng đảm bảo nguồn thu nhập và các công cụ vốn chủ sở hữu.

Tình huống này liên quan trực tiếp đến mục tiêu của nhà đầu tư vì họ có thể mua các tài sản tạo ra lợi nhuận thường xuyên và các tài sản khác có mức rủi ro cao hơn.

  • Độ bảo đảm. Các danh mục đầu tư giúp nhà đầu tư có được cơ hội cao hơn để thu về lợi nhuận. Chẳng hạn như nhờ vào việc mua các tài sản có thu nhập cố định.
  • Đa dạng hóa. Quá trình này cho phép nhà đầu tư giảm khả năng thua lỗ.

Ví dụ, khi giá cổ phiếu giảm, chủ sở hữu danh mục đầu tư của tài sản đó có thể bù lỗ nhờ các công cụ tài chính khác tạo ra vốn.

Lời khuyên

Nếu bạn đang suy nghĩ về việc xây dựng một danh mục đầu tư, bạn nên lập kế hoạch cho các mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của mình.

Việc chọn thị trường mà bạn muốn đầu tư, xác định hồ sơ nhà đầu tư của bạn và xem xét những rủi ro mà bạn sẵn sàng chấp nhận là các bước rất quan trọng.

Danh mục đầu tư có những rủi ro gì?

Ngày càng có nhiều nhà đầu tư và nhà giao dịch lựa chọn xây dựng danh mục đầu tư tài sản để đa dạng hóa lợi nhuận và dự phòng khả năng thua lỗ. Tuy nhiên, như với bất kỳ khoản đầu tư nào, luôn có những rủi ro nhất định. Vậy, danh mục đầu tư có những rủi ro gì?

Để trả lời câu hỏi "danh mục đầu tư có những rủi ro gì?", chúng ta cần phải thảo luận về mục tiêu của nhà đầu tư và các kết cục không mong muốn. Trước khi xây dựng danh mục đầu tư tài sản, nhà đầu tư cần xác định hồ sơ của họ và mức độ rủi ro mà họ sẵn sàng chấp nhận. Sau đó, họ cần đặt ra các mục tiêu tài chính.

Có những rủi ro gì?

Hầu hết các rủi ro đối với danh mục đầu tư tài sản đến từ việc không đạt được hoặc không có khả năng đáp ứng các mục tiêu đã đề ra. Các rủi ro thường không liên quan đến nhà đầu tư mà liên quan đến thị trường của các tài sản. Dưới đây là các loại rủi ro khác nhau:

  • Thị trường. Những thay đổi trên thị trường tài chính có thể gây tác động lên danh mục đầu tư.

Ví dụ, giá của một số tài sản, chẳng hạn như cổ phiếu hoặc tiền mã hóa, phụ thuộc vào tình hình cung và cầu, vì vậy giá trị của chúng có thể giảm và do đó tác động tiêu cực đến danh mục tài sản. Điều này cũng đúng đối với lãi suất và tỷ giá hối đoái.

  • Tính thanh khoản. Tình trạng thiếu thanh khoản xảy ra khi nhà đầu tư muốn bán một công cụ tài chính nhưng không thể tìm được người mua nó với giá có lãi. Bạn có thể mất thanh khoản do bán một tài sản nào đó với giá trị thấp hơn mức mà bạn muốn kiếm được.
  • Lạm phát. Rủi ro này ảnh hưởng đến các quốc gia có nền kinh tế có mức lạm phát rất cao.

Khi lạm phát cao, hàng hóa bị mất giá do đồng nội tệ mất giá và khoản đầu tư sẽ có giá trị ngày càng thấp. Loại rủi ro này chủ yếu ảnh hưởng đến các giao dịch trái phiếu và tiền mặt.

  • Sự tập trung. Rủi ro này sẽ xuất hiện khi nhà đầu tư quyết định đầu tư toàn bộ số vốn của họ vào cùng một loại tài sản tài chính thay vì đa dạng hóa trên nhiều công cụ khác nhau.
  • Không đủ khả năng thanh toán. Rủi ro này xảy ra khi công ty hoặc chính phủ phát hành trái phiếu không thể thanh toán giá trị đã thỏa thuận trước đó với nhà đầu tư vào ngày quy định.

Rủi ro danh mục đầu tư là gì?

Nếu đang nghĩ đến việc xây dựng danh mục đầu tư tài sản, bạn nên biết rằng có một mức độ dự phòng được gọi là rủi ro danh mục đầu tư. Các nhà đầu tư chọn các công cụ tài chính ở các thị trường khác nhau, qua đó tìm cách tối ưu hóa lợi nhuận của họ với tỷ lệ thua lỗ thấp nhất có thể. Nhưng rủi ro danh mục đầu tư là gì?

Việc biết được tổng rủi ro của danh mục tài sản cũng là một cách trả lời cho câu hỏi "rủi ro danh mục đầu tư là gì?" bởi vì một nhà đầu tư không phải chỉ chấp nhận rủi ro đối với từng công cụ tài chính riêng lẻ mà thay vào đó là tổng rủi ro của chúng.

Nói tóm lại, rủi ro danh mục đầu tư tương ứng với sự biến động và thay đổi về lợi nhuận trên tập hợp các tài sản tài chính đã chọn. Điều này là do mức độ rủi ro của mỗi tài sản có liên quan trực tiếp đến các khoản đầu tư khác. Rủi ro danh mục đầu tư là tổng mức rủi ro của tất cả các tài sản, chứ không phải rủi ro của một tài sản riêng lẻ.

Mối tương quan của rủi ro danh mục đầu tư với các mục tiêu

Các nhà đầu tư xây dựng các danh mục đầu tư chứng khoán để tối đa hóa lợi nhuận của họ và tránh thua lỗ. Họ chọn đầu tư vào tài sản có thu nhập cố định để có dòng vốn vào ổn định và các tài sản vốn chủ sở hữu khác.

Nhưng như với bất kỳ khoản đầu tư nào, luôn có khả năng xảy ra rủi ro. Các rủi ro của một tài sản riêng lẻ nảy sinh phụ thuộc vào tình hình thị trường, tính thanh khoản và nền kinh tế của một quốc gia. Trong khi đó, rủi ro của danh mục đầu tư là sự tổng hợp của tất cả các rủi ro riêng lẻ này.

Trước khi xây dựng danh mục đầu tư, nhà đầu tư nên phân tích hồ sơ và mục tiêu của họ. Hãy chọn các công cụ phù hợp nhất với kế hoạch của bạn. Đây là lúc rủi ro xuất hiện mà chúng có thể xảy ra bất cứ lúc nào như một biến thể của các mục tiêu chính.

Ví dụ, việc giảm giá cổ phiếu của công ty có thể dẫn đến rủi ro cho các nhà đầu tư của công ty. Điều này cũng sẽ đúng khi tỷ giá hối đoái của một loại tiền tệ sụt giảm hoặc tỷ lệ lạm phát của một quốc gia tăng lên gây ảnh hưởng đến trái phiếu. Khi những tình huống này đồng thời xảy ra thì rủi ro mà danh mục đầu tư phải chịu sẽ càng cao. 

Mục tiêu của danh mục đầu tư là gì?

Mục tiêu của danh mục đầu tư là gì? Đây là một trong những câu hỏi thường gặp nhất của những người lần đầu xây dựng danh mục đầu tư tài sản. Trong thế giới tài chính, các nhà đầu tư đều nhắm tới mục đích tăng lợi nhuận đồng thời giảm thiểu các mối rủi ro liên quan.

Đó là lý do tại sao cần biết câu trả lời cho câu hỏi "mục tiêu của danh mục đầu tư là gì?" trước khi bạn bắt đầu tạo nó. Mục đích là đa dạng hóa lợi nhuận, tức là đầu tư vào các công cụ tài chính khác nhau như trái phiếu, tiền tệ hoặc cổ phiếu, để tăng vốn và giảm rủi ro.

Các mục tiêu của danh mục đầu tư

Mục tiêu chính của việc xây dựng danh mục đầu tư là đa dạng hóa các khoản đầu tư để tối đa hóa lợi nhuận. Bằng cách đó, tất cả số tiền trong quỹ đầu tư không dồn hết vào một công cụ tài chính vì tài sản riêng lẻ đó có thể gặp khủng hoảng nghiêm trọng và dẫn đến tổn thất lớn. Thay vào đó, tiền được phân bổ trên nhiều thị trường khác nhau để đạt được sự cân bằng.

Mục tiêu thứ hai là hướng tới lợi tức đầu tư. Việc chọn thị trường có thu nhập cố định cho phép nhà đầu tư đạt được mức lợi nhuận ổn định. So với các thị trường rủi ro hơn hoặc biến động hơn, thu nhập cố định đến từ các công cụ tài chính tuy đem lại lợi tức thấp hơn nhưng an toàn hơn.

Mục tiêu thứ ba có mối liên hệ trực tiếp với mục tiêu trước đó: độ bảo đảm và tin cậy. Việc đầu tư tiền vào các thị trường khác nhau sẽ tạo ra cơ hội cao hơn để có khả năng đạt được lợi nhuận dương và ít thua lỗ hơn ở một số thị trường.

Như vậy, rủi ro của danh mục đầu tư luôn hiện hữu và cần được xem xét trước khi chúng ta tham gia vào bất kỳ giao dịch nào. Về cơ bản, mỗi khoản đầu tư đều có rủi ro riêng và đòi hỏi mức chi phí ban đầu mà nhà đầu tư phải chuẩn bị sẵn sàng để chấp nhận.

Giao dịch cổ phiếu miễn phí
hoa hồng trên thiết bị di động

orange rectangle
Libertex cho iOS
orange rectangle
Libertex cho Android
qr code
Quét mã QR
để tải ứng dụng về thiết bị

Libertex Portfolio là một sản phẩm mới cho phép bạn giao dịch cổ phiếu lẻ/ETF. Đầu tư vào Libertex Portfolio cho phép bạn giao dịch theo một hợp đồng góp phần tác động tới biến động giá của một số cổ phiếu nhất định, bao gồm mọi hoạt động phân phối cổ tức. Bạn không thể giao dịch công cụ đó trên các sàn giao dịch chứng khoán cũng như các địa điểm giao dịch khác, nhưng có thể bán lại cho Libertex bất kỳ lúc nào theo các điều khoản quy định trong thỏa thuận khách hàng chung. Để biết thông tin chi tiết về sản phẩm này, công ty phát hành và các rủi ro liên quan, hãy nhấp vào đây.

Tìm hiểu về các tính năng của chúng tôi
Libertex hoạt động kể từ năm 1997.