Skip to main content
yuan-dollar

Sự sụp đổ của Evergrande dẫn đến nỗi lo lớn dần về một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu (GFC) lần thứ hai

thứ 6, 09/24/2021 - 13:51

Cho đến tháng 8, mọi thứ vẫn tiến triển tốt đẹp ở Trung Quốc. Đây là một trong những quốc gia đầu tiên vượt qua cuộc khủng hoảng vi-rút corona, và lĩnh vực sản xuất quan trọng của đất nước này dường như đang phục hồi. Sau đó, tăng trưởng GDP sụt giảm trong bối cảnh biến thể Delta của COVID-19 tấn công châu Á, với việc cả Goldman Sachs và ING đều hạ mức dự báo tăng trưởng GDP Trung Quốc của mình. Mọi thứ vốn đã tồi tệ nay còn trở nên tồi tệ hơn khi sự sụp đổ của tập đoàn bất động sản lớn thứ hai châu Á, Evergrande Group, có nguy cơ gây thêm áp lực lên nền kinh tế vốn đang lao đao của Trung Quốc.

Evergrande là một trong những con cá lớn nhất trong thị trường trái phiếu đô la có lợi suất cao của Trung Quốc, chiếm 16% tổng số trái phiếu phát hành tại nước này. Đáng tiếc là, có vẻ như gã khổng lồ xây dựng này sẽ vỡ nợ, khi Fitch cho rằng điều đó "rất có khả năng xảy ra" còn Standard and Poor's gọi đó là điều "không thể tránh khỏi". Sau tiết lộ về mức độ khủng hoảng tài chính của Evergrande, chúng ta đã chứng kiến một trong những thời điểm sắc đỏ ngập tràn thị trường châu Á trên quy mô lớn nhất trong năm cho đến nay, với ngày 20 tháng 9 được mệnh danh là "Ngày Thứ Hai đen tối". Không chỉ châu Á phải gánh chịu thiệt hại. Thị trường chứng khoán toàn cầu sụt giảm hơn 2%, giá tiền mã hóa hạ hơn 7% và hàng hóa giảm hơn 1,5%.

Liệu đây có phải là sự khởi đầu của GFC 2.0?

Chỉ trong năm ngoái, nợ trên toàn thế giới đã tăng 24 nghìn tỷ USD, đạt mức 281 nghìn tỷ USD, tương đương 355% GDP toàn cầu. Sau đó, con số này đã tăng thêm 19 nghìn tỷ USD nữa trong nửa đầu năm 2021 và hiện đạt mức tổng là 300 nghìn tỷ USD. Khoảng 31% khoản nợ mới này đến từ các thị trường đang phát triển, trong đó Trung Quốc dẫn đầu với mức chênh cách biệt. Đương nhiên, tác động từ sự sụp đổ của Evergrande đối với châu Á và hiệu ứng lây lan được quan sát thấy trên các thị trường toàn cầu khiến nhiều nhà đầu tư lo ngại rằng chúng ta có thể sẽ phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu (GFC) khác. Để bạn dễ hình dung, các khoản nợ của Evergrade Group chiếm 2% tổng GDP của Trung Quốc. Chắc chắn đó là con số không nhỏ, nhưng chúng ta phải nhớ rằng trong giai đoạn 2008-2000, các khoản nợ của Lehman Brothers cao hơn gấp đôi so với con số này trong GDP của Mỹ (4,2%). Như vậy, chắc chắn đây là những con số có thể đem ra so sánh nhưng mức độ tàn phá thì không giống nhau.

Trung Quốc chìm trong mây mù

Nhìn bề ngoài, sự sụp đổ của Evergrande không hề tệ bằng sự sụp đổ của Lehman Brothers, nhưng mối lo ngại lớn ở đây là công ty này có thể chỉ là phần nổi của tảng băng trôi. Trong "nền kinh tế ngầm" (shadow economy) gây nhiều tranh cãi của Trung Quốc, chúng ta có thể sớm phát hiện ra rằng có hàng chục công ty lớn khác đang chịu chung số phận và quan chức đảng cộng sản Trung Quốc đang cố tình che giấu mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Thêm vào đó là khả năng xảy ra hiệu ứng domino tự nhiên mà chúng ta đã thấy trong những năm gần đây, và điều đó có thể chứng tỏ rằng gánh nặng quá lớn đang giáng lên đầu các nhà chức trách Trung Quốc. Một đặc điểm cụ thể khác của nền kinh tế Trung Quốc — nơi mà người dân nói chung không hứng thú trong việc đầu tư vào thị trường chứng khoán — là việc các nhà đầu tư tư nhân lớn chủ yếu lao vào đầu tư bất động sản. Trên thực tế, thị trường bất động sản Trung Quốc chiếm 28% GDP của nước này, và 40% tài sản hộ gia đình gắn liền với bất động sản.

Vậy liệu Trung Quốc có thể kiềm chế nổi cuộc khủng hoảng?

Ngoài đại dịch vi-rút corona và những rủi ro được liệt kê ở trên, một làn sóng khủng hoảng kinh tế khác ở Trung Quốc là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Và với sức mạnh cùng mức độ hội nhập của gã khổng lồ châu Á vào nền kinh tế toàn cầu, một cuộc khủng hoảng nợ tại Trung Quốc chắc chắn có thể gây ra một cơn bão trên thị trường tài chính toàn cầu. Điều này phần lớn sẽ phụ thuộc vào phản ứng của các cơ quan chức năng của Trung Quốc và các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới. Nếu Trung Quốc không thành công trong việc giải quyết vấn đề ở cấp độ trong nước, chúng ta có thể đoán được sự lây lan trên khắp châu Á và lan ra cả thế giới.

Đương nhiên, các đối tác thương mại thân thiết nhất của Trung Quốc và các nền kinh tế tập trung vào hàng hóa sẽ là đối tượng đầu tiên cảm nhận được sóng gió. Sau đó, chúng ta có thể sẽ chứng kiến dòng vốn chảy ra từ các thị trường đang phát triển, kéo theo đó là các đợt bán tháo tài sản quy mô lớn. May mắn là nền kinh tế tập trung của Trung Quốc cho phép các nhà chức trách nước này có quyền lực lớn hơn nhiều trong việc ngăn chặn các vụ sụp đổ nhanh chóng so với, chẳng hạn như Đội Chống Khủng hoảng Tài Chính (Plunge Protection Team) của Hoa Kỳ và họ sẽ làm mọi cách để bảo vệ nền kinh tế quốc gia. Vì vậy, chúng ta chắc chắn có thể mong đợi Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cung cấp mức thanh khoản thả ga để hỗ trợ các ngân hàng thương mại cho vay trong lĩnh vực bất động sản, đủ để giúp họ vượt qua cơn bão.

Dù vậy, đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc đã bị giáng một đòn nặng nề bởi những tin tức lộ ra gần đây, giảm tỷ giá xuống còn 6,4817 trên một USD. Nhưng nếu cuộc khủng hoảng trở nên sâu sắc hơn và ngân hàng trung ương Trung Quốc buộc phải bơm lượng thanh khoản đáng kể, đồng nhân dân tệ có thể còn giảm sâu hơn nữa.

Nhà đầu tư có thể làm gì?

Trong các thông báo gửi đến các nhà đầu tư, các công ty đầu tư trên khắp thế giới đã cho biết rằng mức điều chỉnh lên tới 10-20% so với các mức cao nhất hiện thời trong năm có thể xảy ra khi mọi thứ bình thường trở lại. Theo quan điểm này, những người tham gia thị trường nên bắt đầu cân nhắc đầu tư vào các tài sản và công cụ phòng thủ có xu hướng giữ phong độ tốt trong thời kỳ khủng hoảng và sụp đổ. Tại các thị trường đang phát triển, các đồng nội tệ có thể phải chịu áp lực trong bối cảnh dòng vốn chảy ra ngoài và giá hàng hóa được điều chỉnh. Vì lý do này, các tài sản tính bằng đồng USD (hoặc ngay cả chính đồng USDX) nên được ưu tiên hơn so với tất cả các tài sản khác. Những người có thể chấp nhận rủi ro cao hơn cũng có thể xem xét tận dụng cơ hội bán tài sản thông qua CFD, và những người bán khống tiềm năng có thể cân nhắc các chỉ số và hàng hóa quan trọng của châu Á.

Giao dịch theo tin tức với Libertex

Libertex là một nhà môi giới đáng tin cậy với gần 25 năm kinh nghiệm trong việc kết nối các nhà giao dịch với thị trường tài chính. Chúng tôi có nhiều loại tài sản, cho phép bạn giao dịch dựa theo tin tức bất kể bạn suy đoán thị trường đang đi theo hướng nào. Ví dụ, nếu bạn cho rằng đây là sự khởi đầu của một cuộc khủng hoảng lớn và muốn tối đa hóa lợi nhuận tiềm năng của mình, bạn có thể xem xét Chỉ số biến động VIX - chỉ số có rủi ro cao hơn và tăng khi giá tài sản truyền thống giảm. Hoặc bạn chỉ cần cân nhắc về việc mở một vị thế bán với một trong những chỉ số chính của thế giới. Đối với những người bi quan và thận trọng hơn, việc chuyển tiền mặt từ các tài sản rủi ro vào Chỉ số đô la Mỹ (USDX) có thể là một bước đi vững chắc. Cuối cùng, đừng quên câu nói từ xưa đến nay trên thị trường rằng: Cái gì đi xuống rồi cũng phải đi lên trở lại. Ví dụ, bạn có thể cân nhắc về việc chọn một điểm phần trăm giảm giá mà tại đó bạn muốn quay trở lại đầu tư vào cổ phiếu/chỉ số và đặt lệnh mua giới hạn. Dù quyết định của bạn ra sao, ứng dụng Libertex từng đoạt nhiều giải thưởng đều giúp mang lại cho bạn một trải nghiệm giao dịch mượt mà và thú vị.

Trải nghiệm sự phấn khích khi giao dịch!

Đăng ký tài khoản thử nghiệm với Libertex và tìm hiểu cách giao dịch